Xin chào Luật sư X! Xã tôi đang có ý định thành lập hợp tác xã nhưng chúng tôi lại không rõ về thông tư hướng dẫn thành lập hợp tác xã. Mong Luật sư phân tích chi tiết về thông tư hướng dẫn thành lập hợp tác xã hộ chúng tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hợp tác xã 2012
- Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT
- Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT
Hợp tác xã
Hợp tác xã là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Đặc điểm của hợp tác xã
Thứ nhất, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và tài sản. Tài sản, vốn và tư liệu sản xuất của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ đóng góp của các thành viên.
Thứ hai, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Tính nhân văn và xã hội thể hiện qua nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lí dân chủ. Hợp tác xã còn thực hiện những công việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên.
Thứ ba, hợp tác xã là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Hợp tác xã được thành lập hợp pháp khi được đăng ký kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hợp tác xã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ khi thành lập các cơ quan quản lý; hợp tác xã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; hợp tác xã nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật độc lập.
Thứ tư, hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự mình chịu trách nhiệm. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc hoạch định quy hoạch, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
Thứ năm, hợp tác xã hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
Thứ sáu, hợp tác xã được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trơh và ưu đãi của Nhà nước: công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập; bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Theo quy định tại Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã như sau:
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Thông tư hướng dẫn thành lập hợp tác xã
Giới thiệu về Thông tư hướng dẫn thành lập hợp tác xã
Khi Luật Hợp tác xã ra đời vào năm 2012, Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã năm 2014 được ban hành do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư. Đến năm 2019, Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT đã ra đời để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT và có hiệu lực từ 28/05/2019.
Quy định về thành lập hợp tác xã theo Thông tư hướng
Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT, khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
- Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.
Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT, khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, gồm:
- Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;
- Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thông tư hướng dẫn thành lập hợp tác xã”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, tra cứu quy hoạch xây dựng… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2014 và thay thế Thông tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT, trường hợp người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã, người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 4a Thông tư này, kèm theo:
1. Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
2. Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực”.