Người sử dụng lao động phải trả tiền lương cho người lao động với mức lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin mới nhất về tăng lương 2021 nhé!
Thông tin mới nhất về tăng lương 2021
Trước năm 2020, tiền lương tối thiểu của công nhân thường được tăng mỗi năm từ 5-7%. Thế nhưng trong hai năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên lương tối thiểu vùng 2021 đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Thông tin tăng lương 2021
Theo Nghị định 108/2021, kể từ ngày 01/01/2022:
Điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu của tháng 12/2021 cho các nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 108/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tăng thêm 200.000 đồng/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;
- Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng. Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Khái niệm tiền lương
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương
Từ góc độ lí luận, khi xem xét đến các bộ phận cấu thành hay nội hàm của khái niệm tiền lương cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm chỉ bó hẹp nội hàm khái niệm tiền lương thương lượng với lương cơ bản được thoả thuận mà không bao gồm các khoản thu nhập khác từ lao động.
Có quan điểm khác cho rằng tiền lương do các bên thượng lượng thoả thuận bao gồm cả những khoản thu nhập khác nhằm bổ sung cho tiền lương nhằm đảm bảo giá trị. Đây cũng là quan điểm được thể hiện trong quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam khi quy định tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Kỳ hạn trả lương
Kỳ hạn trả lương người lao động được Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Có thể bạn quan tâm
- Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của ngày thường là bao nhiêu?
- Thắc mắc về tiền lương năm 2022
- Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thông tin mới nhất về tăng lương 2021. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, đơn xác nhận độc thân,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”