Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Lao Động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019

Hoài Thu by Hoài Thu
Tháng 12 19, 2021
in Luật Lao Động
0

Sơ đồ bài viết

  1. Kỷ luật lao động là gì?
  2. Các hình thức kỷ luật lao động
  3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
  4. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là gì?
  5. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019
  6. Ý nghĩa của thời hiệu kỷ luật lao động
  7. Giải quyết vấn đề
  8. Có thể bạn quan tâm
  9. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư. Doanh nghiệp của tôi hiện tại đang phải giải quyết các khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải xử lý kỷ luật lao động. Do tình hình gấp rút nên chưa thể xử lý kỷ luật ngay. Vậy tôi có thể để một thời gian nữa xử lý kỷ luật được không? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo luật mới được quy định như thế nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Có thể bạn quan tâm

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

Bộ luật lao động 2019

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Kỷ luật lao động là gì?

Trong xã hội hiện đại, kỷ luật lao động như một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ lao động. Có thể thấy rằng, kỷ luật lao động là những khuôn phép mà NLĐ phải tuân theo trong quá trình làm việc; nhằm đảm bảo quá trình lao động đạt hiệu quả cao.

Theo điều 117 Bộ luật lao động 2019

“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.”

Muốn có hiệu quả cao trong lao động sản xuất thì đòi hỏi phải có kỷ luật lao động. NLĐ trong quan hệ lao động phải có sự tuân thủ kỷ luật lao động thì mới phát triển được.

Các hình thức kỷ luật lao động

Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật lao động 2019:

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

  • Hình thức xử lý thuần tuý mang tính tinh thần: Khiển trách;
  • Hình thức xử lý tác động đến cơ hội thăng tiến; công việc của NLĐ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức;
  • Hình thức xử lý tác động đến sự tồn tại của quan hệ lao động: sa thải

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ theo điều 122 Bộ luật lao động 2019:

NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;

Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian sau đây:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”

Như vậy thời hiệu xử lý kỷ luật người lao động là thời hạn do pháp luật lao động quy định mà khi hết thời hạn đó thì việc xử lý kỷ luật lao động không thể được thực hiện nữa.

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019

Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật

Theo quy định tại Điều 123. Bộ luật lao động 2019:

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NDLĐ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Pháp luật quy định không được xử lý kỷ luật lao động trong thời gian quy định tại khoản 4 điều 122 Bộ luật lao động 2019. Khi hết thời gian quy định đó, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Ý nghĩa của thời hiệu kỷ luật lao động

Do quá trình xử lý kỷ luật lao động là quá trình có trình tự; thủ tục chặt chẽ và phức tạp nên việc quy định thời hiệu như trên là hoàn toàn phù hợp.

Việc xử lý kỷ luật nhằm mục đích ổn định lại trật tự; kỷ cương lao động đồng thời cũng phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức. Cho nên, các trường hợp vi phạm kỷ luật cần phải được xử lý trong thời gian hợp lý. Nếu thời hiệu quá dài sẽ dẫn đến mục đích của kỷ luật lao động đạt được không cao.

Việc quy định thời hiệu như trên vừa giúp cho NSDLĐ có thể đưa ra quyết định đúng đắn; phù hợp, vừa có thể tạo ra khoảng thời gian để các bên có thể thương lượng, thoả thuận.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, Bộ luật lao động 2019 đã quy định chặt chẽ về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Do đó, doanh nghiệp nên chú ý vấn đề thời hiệu để xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Nếu xử lý kỷ luật lao động quá thời hạn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tới NSDLĐ.

Có thể bạn quan tâm

  • Người lao động có thể uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động không?
  • Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường thế nào ?
  • Có được tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019 Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

NLĐ nghỉ không lý do bao lâu thì bị sa thải?

Theo quy định tại khoản 3 điều 126 Bộ luật lao động 2019
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng; hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Mỗi tháng; người lao động phải đóng 1% lương cho BHTN. Khi thất nghiệp; số tiền người lao động được hưởng hàng tháng = 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc; nhưng không được vượt quá mức hưởng tối đa.

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động?

Theo điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Thời hiệu xử lý KLLĐ theo Bộ luật lao động 2019Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019Xử lý KLLĐ theo BLLĐ 2019

Mới nhất

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

by Hương Giang
Tháng 8 12, 2024
0

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc mối quan hệ lao động giữa người lao động và...

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?

by Hương Giang
Tháng 7 30, 2024
0

Hợp đồng xác định thời hạn là một loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên (người sử...

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

by Hương Giang
Tháng 6 21, 2024
0

Việc giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng là việc người lao động tự ý đưa ra quyết định...

Download mẫu chấm dứt hợp đồng

Download mẫu chấm dứt hợp đồng

by Hương Giang
Tháng 6 10, 2024
0

Các quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể khác nhau tùy theo luật...

Next Post
Nhân viên môi giới nói sai về thông tin nhà đất có bị phạt không?

Nhân viên môi giới nói sai về thông tin nhà đất có bị phạt không?

Thông tư liên tịch 03/2007/TTLT-BCT-BTC-BNG

Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x