Khi một người qua đời có để lại di sản, thì dù có di chúc hay không có di chúc thì di sản cũng sẽ được phân chia cho những người thừa kế. Tuy nhiên pháp luật quy định, người thừa kế sẽ có một thời gian nhất định để yêu cầu chia di sản, hết thời hạn hày, người thừa kế không có quyền yêu cầu chia di sản nữa mà di sản sẽ được sử lý theo pháp luật quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản?
Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này, Mong rằng Luật sư X sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
Di sản nói chung được hiểu theo hai nghĩa, theo nghĩa rộng thì di sản là tất cả những gì mà thời trước để lại, theo nghĩa hẹp thì di sản là tài sản của người chết để lại.
Di sản trong Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu theo nghĩa thứ hai. Tuy nhiên, cần xác định tài sản của một người là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đó. Vì vậy, có thể đi đến khái niệm về di sản thừa kế như sau:
Di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân mà họ để lại sau khi chết bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài sản.
Nói cụ thể hơn, di sản mà người chết để lại bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đó, các quyền tài sản bao hàm cả quyền đối với tác phẩm, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất đai được coi là một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người có quyền đó nên quyền sử dụng đất đai cũng là một loại di sản và được để lại thừa kế theo qui định về chuyển quyền sử dụng đất.
Thời hiệu là gì?
Có thể hiểu thời hiệu là thời hạn do luật quy định (về một vấn đề liên quan) mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định.
Cách tính thời hiệu: là thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu (ví dụ thời hiệu tử hôm nay thì bắt đầu tính từ ngày mai) và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Bộ Luật Dân sự 2015 chia thời hiệu ra các loại sau:
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
- Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, nếu thời hạn đó kết thúc thi mất quyền yêu cầu.
Có thể thấy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản thuộc thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
Thời hiệu thừa kế được tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản (thời hiệu được tính kể từ thời điểm mở thừa kế) là:
- 30 năm đối với bất động sản.
- 10 năm đối với động sản.
Còn đối với thời hiệu đễ người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kể của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp bị hạn chế phân chia di sản
Căn cứ điều 661 Bộ luật Dân sự năm 2015; các trường hợp hạn chế phân chia di sản thừa kế gồm:
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Hậu quả của việc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Điểm mới ở Bộ luật Dân sự 2015 là có quy định về hậu quả pháp lý đối với di sản hết thời hiệu khởi kiện thì sẽ được giải quyết như thế nào và di sản đó thuộc quyền sở hữu của ai
Khi hết thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản (30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản). Kể từ thời điểm mở thừa kế mà những người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì di sản thừa kế sẽ được xử lý như sau.
- Nếu di sản đang được người thừa kế quản lý thì di sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản đó
- Trong trường hợp di sản không do người thừa kế quản lý thì xử lý thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó được tính kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
- Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định trong trường hợp di sản không có người thừa kế và cũng không có người đang chiếm hữu thì di sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến chia thừa kế nhà đất. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thế nào?
- Di chúc không hợp pháp, chia di sản thừa kế như thế nào?
- Chết sau thời điểm mở thừa kế chia di sản xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tra cứu quy hoạch xây dựng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Thủ tục mở thừa kế là thủ tục theo quy định của pháp luật phát sinh sau khi người để lại di sản chết nhằm thực hiện việc phân chia di sản theo nội dung di chúc để lại.
– Chủ thể tiến hành thủ tục mở thừa kế: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục mở thừa kế: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
– Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Giấy chứng tử;
Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của ông bà nội …).
– Thủ tục mở thừa kế : Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.