Đóng tiền bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau đi kèm với nhiều quyền lợi cho người lao động. Song, để được hưởng những quyền lợi đó người lao động cũng cần đóng tiền BHXH theo đúng quy định. Vậy thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định ra sao? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng?
Theo quy định tài Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 595/QĐ- BHXH có quy định như sau: “Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.”
Nếu công ty lựa chọn phương thức đóng hàng tháng thì theo quy định, chậm nhất là đến ngày cuối cùng của tháng thì công ty phải hoàn thành xong việc chuyển tiền đóng bảo hiểm xã hội vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội được mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
Thời hạn đóng tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng?
Tại Khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định việc chậm đóng tiền bảo hiểm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Ngoài ra Khoản 3 Điều 122 cũng đã quy định về việc xử lý vi phạm đối với hành vi như sau:
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
Theo quy định trên thì doanh nghiệp có thể chậm đóng Bảo hiểm xã hội dưới 30 ngày trở lên thì sẽ phải nộp thêm số tiền lãi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Mức tiền đóng BHXH hàng tháng của người lao động; được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH , cụ thể như sau:
Mức tiền đóng BHXH hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng BHXH |
Trong đó:
(1) Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:
- Tiền lương;
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Có thể bạn quan tâm
- Ai bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội?
- Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội gồm những gì?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thông báo giải thể công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm 3.1 Khoản 3 Điều 7 Quyết định số 595/QĐ-BHXH có quy định về địa điểm đóng bảo hiểm xã hội, theo đó cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp sẽ được xác định theo địa bàn, cụ thể thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi công ty có trụ sở.
Người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện hai thủ tục:
– Nộp tiền gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế, đóng tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến;
– Nộp tiền Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến đối với đơn vị người sử dụng lao động.