Xin chào luật sư. Tôi tên là Nguyễn Thị Trà My, có câu hỏi cần được luật sư tư vấn như sau: vào ngày 21/10 tôi có nộp đơn tố cáo đồng nghiệp về hành vi trộm cắp tài sản công. Tuy nhiên đã hơn 2 tuần kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo của tôi, nhưng đến hiện tại tôi vẫn không thấy cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Vậy cho tôi hỏi, thời hạn giải quyết đơn tố cáo là bao lâu? Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc ” Thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu?” Mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về giải quyết đơn tố cáo
Thụ lý đơn tố cáo
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn tố cáo, đề xuất người có thẩm quyền xử lý. Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý giải quyết tố cáo trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết.
Xác minh nội dung tố cáo
Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo. Đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh nội dung tố cáo. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh, trưởng đoàn xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trường hợp xác minh vụ việc phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì đoàn xác minh báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chuyển cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp vụ việc phức tạp hoặc xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan chuyên môn, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan, tổ chức cuộc họp, trao đổi ý kiến hoặc trưng cầu giám định trước khi kết luận nội dung tố cáo (Điều 20).
Trường hợp cần thiết, trước khi ban hành kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tổ chức cuộc họp để thông báo trực tiếp hoặc gửi dự thảo kết luận nội dung tố cáo để người bị tố cáo biết và tiếp tục giải trình. Trường hợp trong dự thảo kết luận nội dung tố cáo có thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông tin có hại cho người tố cáo thì không thông báo thông tin đó (Điều 21).
Kết luận, công khai nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Căn cứ nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, báo cáo kết quả xác minh tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan cấp trên trực tiếp, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, công khai kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo cho người bị tố cáo. Trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước. Trường hợp người tố cáo không yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo nhưng qua xác minh đã kết luận toàn bộ hoặc một số nội dung tố cáo là không đúng sự thật thì người giải quyết tố cáo vẫn phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết về những nội dung người tố cáo đã tố cáo không đúng sự thật.
Thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo hoặc giao cho đơn vị đã tham mưu giải quyết tố cáo, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thực hiện. Thủ trưởng cơ quan được giao tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải thực hiện đúng nội dung kết luận và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo (Điều 25).
Xử lý kiến nghị của người bị tố cáo và trường hợp rút tố cáo
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận nội dung tố cáo, nếu người bị tố cáo không đồng ý thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo. Trường hợp việc giải quyết tố cáo đã đúng quy định của pháp luật thì cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo có văn bản trả lời, yêu cầu người bị tố cáo nghiêm túc thực hiện Kết luận nội dung tố cáo. Trường hợp phát hiện có tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền đã giải quyết tố cáo thì tiến hành giải quyết lại hoặc chỉ đạo giải quyết lại (Điều 23).
Trường hợp người tố cáo xin rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ đối với nội dung tố cáo đó. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật chưa được phát hiện và xử lý hoặc có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 17).
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý đơn tố cáo như thế nào?
Điều 29. Thụ lý tố cáo
- Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
- b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
- c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
- d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
- Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
- a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- b) Căn cứ ra quyết định;
- c) Nội dung tố cáo được thụ lý;
- d) Thời hạn giải quyết tố cáo.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.”
Thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu?
Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
- Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
- Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
- Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
- Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
- a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
- b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
- c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
- d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: Người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
- đ) Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
- e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
- g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
- Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 điều này.
Như vậy, thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, thời hạn có thể gia hạn theo như pháp luật đã trích dẫn ở trên.
Có thể bạn quan tâm
- Theo quy định đậu xe lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu?
- Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022
- Lái xe tải gây sập cầu sẽ bị truy cứu tội gì?
- Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự như thế nào năm 2022?
- Ai có trách nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài năm 2022?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Khởi kiện bạo lực gia đình… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khi nộp đơn tố cáo, cần phải lưu ý ghi rõ trong đơn những thông tin được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018, gồm có:
+ Ngày, tháng, năm tố cáo;
+ Địa chỉ của người tố cáo;
+ Cách thức liên hệ với người tố cáo;
+ Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
+ Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
– Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo cần phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Ngoài ra, một lưu ý khá quan trọng chính là việc người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu về tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng… Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, người dân có thể tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Có 02 hình thức tố cáo:
– Tố cáo được thực hiện bằng đơn (gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết)
– Tố cáo được trình bày trực tiếp với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.