Hiện nay, việc sử dụng các phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông đang có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì thế, việc kiểm tra chất lượng phương tiện giao thông thủy nội địa cần phải được quan tâm. Giao thông đường thủy nội địa của nước ta cũng ngày càng phát triển kéo theo sự gia tăng các phương tiện thủy nội địa. Và tất nhiên, việc đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bắt buộc. Vậy thủ tục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa như thế nào? Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như thế nào? Trách nhiệm của chủ phương tiện khi thực hiện đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị và hữu ích nhất.
Đăng kiểm là gì?
Từ lâu phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy, để có thể kiểm soát được những phương tiện này cũng như đảm bảo được hoạt động tham gia của những phương này thì đăng kiểm là một vấn đề không thể thiếu. Việc đăng kiểm sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho nền kinh tế và các vấn đề liên quan như xã hội, y tế, giáo dục…
Theo đó, đăng kiểm chính là một quá trình được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên ngành kiểm định chất lượng xem có đạt tiêu chuẩn hay không để đưa vào tham gia hoạt động giao thông và không mang lại những hậu quả xấu ảnh hưởng đến các vấn đề khác.
Thông tư 48/2015 quy định nội dung công tác đăng kiểm phương tiện như: Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu; Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu, phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi…
Trách nhiệm trong công tác đăng kiểm phương tiện
Theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT, đơn vị đăng kiểm: Phải đáp ứng yêu cầu về năng lực; bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác đăng kiểm trên địa bàn; Thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa một cách khách quan, phù hợp; Công khai trình tự, thủ tục, nội dung quy trình, phí, lệ phí và thời gian làm việc,…
Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
Theo Thông tư số 48, Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân đăng kiểm tàu, thuyền thủy nội địa nộp hồ sơ đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư 48/BGTVT (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện.
Đơn vị đăng kiểm đối với phương tiện thủy nội địa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện trong thời hạn 2 ngày làm việc; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra đúng quy định tại Thông tư 48/2015/TT-BGTVT.
Đơn vị đăng kiểm thủy nội địa tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện thủy nội địa cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội và đóng dấu hoàn công vào các hồ sơ thiết kế hoàn công đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi loại phương tiện nêu ở khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư 48/2015; nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
Ngoài ra, Thông tư 48 năm 2015 còn quy định: Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện phải nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
– Đối với các hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại theo thông báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền, kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục, trong thời hạn 02 ngày làm việc hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế như quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện lại.
– Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định, trong thời hạn 20 ngày làm việc đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60°C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa, cấp Thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn/thiết kế theo mẫu; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.
Trách nhiệm của chủ phương tiện khi thực hiện đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
Chủ các loại phương tiện thuộc diện đăng kiểm phải thực hiện quy định sau đây:
– Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
– Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông vận tải tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu;
– Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian;
– Kiểm tra bất thường theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật
Mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ phương tiện đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh.
Những xe không qua đăng kiểm cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 19 về xử phạt người điều khiển ô tô hay các loại xe tương tự vi phạm quy định khi tham gia giao thông như: Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc theo quy định; Không gắn biển số; Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;… Sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Việc đăng kiểm ô tô là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bảo đảm an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cho xe còn giúp người lái và khách hàng cảm thấy an tâm hơn trong quá trình lưu thông.