Bất động sản nghỉ dưỡng hay còn được gọi là Resort Real Estate là loại hình bất động sản được quan tâm đầu tư trong những năm gần đây. Bất động sản nghỉ dưỡng là những bất động sản gồm biệt thự biển nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn Condotel, shop, nhà liền kề… được xây dựng tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng. Hiện nay, bất động sản nghỉ dưỡng được các nhà đầu tư khá quan tâm. Tuy nhiên, có thể nhiều nhà đầu tư chưa nắm được thời gian sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là bao lâu? Vì vậy, hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
- Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ
Nội dung tư vấn
Thế nào là bất động sản nghỉ dưỡng?
Bất động sản là gì?
Bất động sản được hiểu là những tài sản bất động, không di dời được và gắn liền vĩnh viễn với mặt đất, điển hình là đất đai, nhà cửa.
Theo điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định những tài sản được xem là bất động sản, bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Đối với những tài sản gắn do con người tạo ra (túp lều, cây,…) hoặc hình thành sẵn có trong thiên nhiên (hầm, khoáng vật…) chỉ được xem là bất động sản khi chúng vẫn còn gắn liền với đất. Nếu đã tách rời khỏi đất đai thì chúng được xem là động sản.
Khu nghỉ dưỡng là gì?
Khu nghỉ dưỡng là loại hình công trình được xây dựng độc lập thành nhiều khối hoặc khu phức hợp bao gồm căn hộ, biệt thự,… ở các khu vực gần thiên nhiên, có cảnh quan đẹp, không gian rộng, yên tĩnh, cách xa khu đô thị, khu dân cư, đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân.
Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Bất động sản nghỉ dưỡng (tiếng Anh là Resort Real Estate) là loại hình kết hợp giữa lưu trú và nghỉ dưỡng, thường được xây dựng ở những khu nghỉ dưỡng hoặc khu vực đang phát triển du lịch. Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thường thấy bao gồm căn hộ khách sạn condotel, căn hộ dịch vụ, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, biệt thự nghỉ dưỡng trên đồi,…
Vị trí quy hoạch bất động sản nghỉ dưỡng
Vị trí xây dựng và phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thường có hệ thống giao thông hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng di chuyển đi lại, từ đó đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.
Ở Việt Nam, phần lớn các dự án nghỉ dưỡng được quy hoạch ở khu vực ven biển, vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, trong thời gian sắp tới, bất động nghỉ dưỡng sẽ dần mở rộng ra các địa điểm vùng núi, đồi cao bởi xu hướng nghỉ dưỡng của khách du lịch đang có sự thay đổi.
Hiện nay, khách du lịch đang có xu hướng tìm đến những địa điểm có không gian thiên nhiên xanh mát nhằm tận hưởng hương vị cuộc sống chân thực, không ồn ào náo nhiệt.
Thực tế cho thấy, các dự án bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng sở hữu vị trí đẹp, thuận tiện di chuyển đều thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Thời gian sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là bao lâu?
Bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện nay thường có thời hạn sở hữu 50-70 năm, nhưng sau khi hết thời hạn này có được kéo dài thời gian sở hữu thêm không, có thể kéo dài bao lâu, nếu gia hạn thì thủ tục có phức tạp không, phải tốn thêm bao nhiêu chi phí… Đây chính cũng là vấn đề khiến nhà đầu tư còn e ngại.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu với những công trình khách sạn phải theo tính chất sử dụng đất, nên việc sửa Luật đất đai để thừa nhận condotel đang bất khả thi.
Trước những tranh cãi kéo dài về pháp lý bất động sản có thời hạn, ngày 14/2/2020, Bộ TNMT có văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, trong đó nêu rõ: Về chế độ sử dụng đất thương mại dịch vụ, thời hạn cho thuê đất không quá 50 năm, khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất. Yếu tố thứ ba là các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mặc dù có “hạn sử dụng” nhưng giá bán khá cao. Bất động sản nghỉ dưỡng là loại hình có giá bán ở mức cao nhất thị trường.
Thực hiện Chỉ thị 11, ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 12.02.2020 hướng dẫn về việc sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, trong đó có công trình căn hộ du lịch (condotel).
“Trường hợp các dự án có công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch có đủ điều kiện được chuyển nhượng theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho bên nhận chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai, Khoản 22 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
Về trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Điều 70, Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; Khoản 8 Điều 6 của Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.”
Mời bạn đọc xem thêm
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp?
- Hình thức kinh doanh bất động sản hiện nay thế nào?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thời gian sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là bao lâu?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ như mẫu hợp đồng mua bán nhà đất. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102.chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Dòng sản phẩm có thời hạn đầu tư đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự chưa rõ ràng về pháp lý đối với các loại hình condotel là Bất động sản để ở hay kinh doanh nên các ngân hàng hạn chế nhận thế chấp, điều này khó hỗ trợ tài chính cho nhà đầu tư.
Pháp lý là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng của các nhà đầu tư. Hiện nay, các dự án bất động sản còn nhiều bất cập do tính pháp lý về sổ đỏ chưa hoàn thiện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, vận hành dự án, gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục tại địa phương. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ thông tin về tính pháp lý, sự minh bạch của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thường thấy bao gồm:
+ Căn hộ khách sạn condotel,
+ Căn hộ dịch vụ,
+ Biệt thự nghỉ dưỡng ven biển,
+ Biệt thự nghỉ dưỡng trên đồi,…