Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại giấy tờ quan trọng và xuất hiện hầu hết trong các thủ tục liên quan đến đất đai. Những thủ tục như chuyển nhượng, tách thửa hay chuyển đổi, mua bán đất đai đều yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp người sử dụng làm mất giấy chứng nhận quyền sư dụng đất cần phải giải quyết như thế nào? Theo như ý kiến của Luật sư X, khi bạn làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn cần phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hướng dẫn các thủ tục làm lại giấy chứng nhận, không in các giấy tờ giả vì chúng đều không hợp lệ và có thể bị xử phạt khi sử dụng. Vậy thời gian niêm yết công khai mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Thời gian niêm yết công khai mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những gì?
Nhiều người trong quá trình sử dụng đất đã thất lạc mất những giấy tờ liên quan đến mảng đất đó như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này khá nguy hiểm khi hiện nay các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và việc mất đi những giấy tờ này có thể khiến cho quyền lợi của bạn bị xâm phạm. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này nhanh chóng và thuận lợi nhất. Đầu tiên khi bạn phát hiện ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thì bạn cần thực hiện thông báo với UBND nơi bạn sinh sống để làm thủ tục niêm yết công khai. Tiếp đến bạn cần nộp một bộ hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như theo hướng dẫn của chúng tôi:
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận
…
- Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
…
Theo đó, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân.
Đối với tổ chức, cá nhân khác như tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thì cần nộp giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận.
Thời gian niêm yết công khai mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Niêm yết công khai giấy chứng nhậnq uyền sử dụng đất là thủ tục thường được sử dụng khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất và cần được cấp lại. Việc niêm yết công khai được coi là sự thông báo của nhà nước đến với các cá nhân khác đặc biệt là những người có nhu cầu mua bán chuyển nhượng đất để tránh được những rắc rối không đáng có khi thực hiện những thủ tục liên quan. Việc niêm yết công khai này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày và sau 30 ngày nếu người sử dụng đất vẫn không tìm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì UBND sẽ làm thủ tục cấp mới cho người bị mất.
Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất
- Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. - Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 15 ngày. Thời gian kể từ ngày niêm yết thông báo đến khi người bị mất Giấy chứng nhận nộp hồ sơ đề nghị cấp lại là 30 ngày.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Ai là người có quyền cấp lại giấy chyứng nhận quyền sử dụng đất chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người khi thực hiyện thủ tục này. Hiện nay ở các cấp đều có cơ quan chuyên thực hiện những vấn đề liên quan đến đất đai là văn phòng đăng ký đất đai. Đây là cơ quan có quyền quyết định và thực hiện tất cả các thủ tục liên quan đến đất đai tại từng khu vực. Bạn tuyệt đối không in lại hay cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi những cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền với giá rẻ vì đây đều là những loại giấy chứng nhận không có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận như sau:
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
- Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. - Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký đất đai để quy định việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Các trường hợp ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật đất đai và khoản này được sử dụng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường. - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Như vậy, thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Mời bạn xem thêm
- Cá nhân không cư trú có được giảm trừ bản thân không?
- Hóa đơn sai địa chỉ người mua có được khấu trừ thuế?
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời gian niêm yết công khai mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí ly hôn đơn phương … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.