Hiện nay, người lao động luôn được nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm. Pháp luật có nhiều quy định rõ ràng về các chế độ đãi ngộ và ưu đãi dành cho người lao động. Trong đó, chế độ thai sản là một trong số các chế độ nhận được nhiều được quan tâm bởi những lao động nữ. Theo nội dung quy định của chế độ này thì trong thời gian sinh con, người lao động nữ sẽ được nghỉ sinh theo quy định. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng trợ cấp khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, chế độ thai sản không chỉ là quyền lợi của lao động nữ mà còn là của lao động nam có vợ sinh con. Chế độ thai sản cũng không chỉ đơn giản là khi người lao động sinh con được nghỉ và hưởng trợ cấp trong vòng 06 tháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về vấn đề này để đảm bảo được quyền lợi của mình. Vậy thời gian nghỉ thai sản tính từ ngày nào? Quy định về thời gian nghỉ thai sản như thế nào? Cách tính ngày nghỉ thai sản ra sao? Chính sách chế độ thai sản với lao động nữ như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thời gian nghỉ thai sản
Theo điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Cách tính ngày nghỉ thai sản
Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ cách tính ngày nghỉ thai sản cho từng loại chế độ mà người lao động có thể được hưởng.
Cách tính ngày nghỉ thai sản khi khám thai
Thời gian mang thai kéo dài hơn 09 tháng chính vì vậy thời gian khám thai cũng được quy định thành từ lần và thời gian khám cho từng lần để phù hợp với thực tế việc khám thai của người lao động nữ.
Cụ thể Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trong thời gian mang thai người lao động được nghỉ khám thai theo quy định của pháp luật là 05 lần, mỗi lần khám được nghỉ 01 ngày làm việc, số ngày nghỉ tối đa là 05 ngày trong suốt quá trình người lao động mang thai.
Trường hợp có căn cứ xác định ở xa nơi đăng ký khám chữa bệnh hoặc thai bệnh lý thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, tối đa số ngày nghỉ là 10 ngày trong suốt quá trình người lao động mang thai theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Lưu ý: thời gian nghỉ khám thai là ngày làm việc không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần (theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Cách tính ngày nghỉ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì cũng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tùy thuộc vào tuần tuổi của thai chế độ nghỉ đối với phụ nữ sảy thai sẽ có một khoảng thời gian nhất định, cụ thể Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
- Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai dưới 05 tuần tuổi thì người lao động nữ sẽ được nghỉ tối đa không quá 10 ngày.
- Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi thì người lao động nữ sẽ được nghỉ tối đa không quá 20 ngày.
- Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi thì sẽ được nghỉ tối đa không quá 40 ngày.
- Nếu thai bị sảy, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mà thai từ 25 tuần trở lên thì sẽ được nghỉ tối đa không quá 50 ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thai bị sảy thai, nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Cách tính ngày nghỉ thai sản khi sinh con
Lao động nữ
Nếu người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi mà có thời gian đóng bảo hiểm đáp ứng điều kiện hưởng, họ sẽ được nghỉ hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng.
Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng tối đa là đc nghỉ 7 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Trường hợp sau khi sinh con:
- Nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết,
- Nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian theo quy định trên
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định.
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Lao động nam
Đối với người lao động nam khi vợ sinh con mà đang đóng bảo hiểm, cách tính chế độ nam nghỉ khi vợ sinh con như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Thời gian nghỉ vợ sinh có tính chủ nhật, ngày nghỉ lễ và cuối tuần.
Lưu ý: thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thất nghiệp.
Cách tính ngày nghỉ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Người lao động bao gồm cả nam và nữ, khi đang tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc tại nơi làm việc mà có thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định như đặt vòng, triệt sản… sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, cơ sở khám chữa có thẩm quyền có thể cấp giấy xác nhận cho hưởng chế độ thai sản quy định số ngày được nghỉ.
Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần. cách tính ngày hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này như sau:
Cách tính ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ thai sản tính từ ngày nào?
Người lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ thời điểm thai đủ 7 tháng 10 ngày.
Căn cứ theo điều 139 Bộ luật Lao động 2019 và điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Khi mang thai bạn sẽ có ngày dự sinh, căn cứ vào ngày dự sinh sẽ tính được thời điểm 2 tháng trước khi sinh để bạn được nghỉ hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ mang thai sẽ kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày, do đó thời điểm 2 tháng trước khi sinh sẽ rơi vào thời điểm thai kỳ đủ 7 tháng 10 ngày.
Tuy nhiên nếu trước khi sinh con người lao động nữ vẫn đủ sức khỏe để làm việc bình thường hoặc người lao động muốn có thời gian chăm sóc con sau khi sinh hoàn toàn có thể bắt đầu nghỉ thai sản kể từ ngày sinh con.
Chính sách chế độ thai sản với lao động nữ
Từ ngày 01/01/2021, chính sách bảo vệ thai sản đối với lao động nữ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được sử dụng NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được NLĐ đồng ý.
(2) Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(hiện hành quy định lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương).
(3) NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp:
– NSDLĐ là cá nhân:
- Chết;
- Bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
- Bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
– NSDLĐ không phải là cá nhân:
- Chấm dứt hoạt động;
- Bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (quy định mới).
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
(4) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời gian nghỉ thai sản tính từ ngày nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thời gian nghỉ thai sản tính từ ngày nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về làm thủ tục ly hôn như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp, nếu người lao động nữ nghỉ sinh con xong sau đó quay trở lại làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian làm việc tại công ty.
Do đó, thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm theo Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
Ngược lại, nếu người này nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì đương nhiên sẽ không được tính vào thời gian để xác định thời gian nghỉ phép hằng năm.
Trường hợp đặc biệt, người lao động hết hạn hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ chế độ thai sản và công ty không gia hạn hợp đồng lao động thì thời gian nghỉ thai sản được tính để xác định số ngày nghỉ phép hằng năm là thời gian nghỉ thai sản trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ thời điểm thai đủ 7 tháng 10 ngày. Vì căn cứ theo điều 139 Bộ luật Lao động 2019 và điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Khi mang thai bạn sẽ có ngày dự sinh, căn cứ vào ngày dự sinh sẽ tính được thời điểm 2 tháng trước khi sinh để bạn được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Phụ nữ mang thai sẽ kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày, do đó thời điểm 2 tháng trước khi sinh sẽ rơi vào thời điểm thai kỳ đủ 7 tháng 10 ngày.
Tuy nhiên nếu trước khi sinh con người lao động nữ vẫn đủ sức khỏe để làm việc bình thường hoặc người lao động muốn có thời gian chăm sóc con sau khi sinh hoàn toàn có thể bắt đầu nghỉ thai sản kể từ ngày sinh con.
– Thời hạn giải quyết:
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.
Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
– Doanh nghiệp nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người đăng ký nhận bằng tiền mặt tại doanh nghiệp.
– Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau: Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc; Thông qua tài khoản cá nhân; Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH nếu doanh nghiệp đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản cá nhân; Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.