Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta thường hay sử dụng cụm từ đất thổ cư, tuy nhiên không phải khi sử dụng như vậy là tất cả đều nắm được quy định cũng như bản chất của loại đất này. Hiểu là cách đơn giản đây là cách dùng để chỉ đất ở hiện nay của người dân. Vậy khi những loại đất khác muốn lên đất thổ cư để xây nhà, kinh doanh sản xuất thì cần thực hiện những thủ tục gì? Và thời gian lên thổ cư là bao lâu cũng là vấn đề được quan tâm nhiều tới. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đất thổ cư là gì?
Hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các quy định của pháp luật liên quan thì không có quy định cụ thể về khái niệm đất thổ cư. Tuy nhiên dựa theo cách hiểu thông dụng nhất thì:
Đất thổ cư thường được dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT).
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2015 quy định về đất sử dụng ổn định lâu dài như sau:
Đất sử dụng ổn định lâu dài
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;
3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
8. Đất tín ngưỡng;
9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.
Theo đó, trong trường hợp đất thổ cư là đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì đất thổ cư sẽ có thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài.
Đất thổ cư được chia thành những loại nào?
Như đã phân tích ở trên, đất thổ cư được chia làm hai loại là đất thổ cư đô thị và đất thổ cư nông thôn.
Đất thổ cư nông thôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định về đất thổ cư nông thôn như sau:
Đất ở tại nông thôn
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Theo đó, đất thổ cư nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đất thổ cư đô thị
Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định về đất ở đô thị như sau:
Đất ở tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Theo đó, đất thổ cư đô thị là đất dùng để xây dựng nhà ở, công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tục chuyển lên đất thổ cư năm 2023
Điều kiện chuyển sang đất thổ cư
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Theo đó, đất cần được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất. Do đó, tất cả những loại đất mà không phải là đất ở thì không được xây dựng nhà ở, muốn xây dựng nhà ở thì phải chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư.
Căn cứ theo quy định tại điểm d, điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Theo đó, tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất ở đều phải xin phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trung ương) thì hộ gia đình, cá nhân mới được xây dựng nhà ở trên các loại đất khác.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, UBND cấp huyện quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thừa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép chuyển (khu vực này quy định trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm).
Do đó, UBND cấp huyện chỉ được phép cho hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở
– Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ, thủ tục chuyển sang đất thổ cư được thực hiện thế nào?
Để thực hiện thủ tục chuyển sang đất thổ cư, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)
Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp chưa có Bộ phận một cửa)
Bước 3: Nộp tiền sử dụng đất
Bước 4: Nhận kết quả
Thời gian lên thổ cư là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo đó:
Thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 25 ngày.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời gian lên thổ cư là bao lâu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về mức giá đền bù đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Khi nào được phép chuyển đất vườn thành đất thổ cư?
- Bảng giá chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây
1.Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;…”
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 128 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“2.Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.”
Theo quy định trên, đất ở được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì có thời hạn sử dụng lâu dài.
Do đó, khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng ổn định lâu dài.
Cũng tương tự trình tự thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu. Bên cạnh các giấy tờ cơ bản như chứng minh thư nhân dân; sổ hộ khẩu bản chứng thực, hồ sơ làm Sổ đỏ đất thổ cư cần chuẩn bị gồm các giấy tờ như sau:
Đơn xin cấp Sổ đỏ mới nhất, đơn theo mẫu;
Trích lục bản đồ địa chính về thửa đất;
Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013. Tham khảo tại mục: Điều kiện cấp Sổ đỏ.
Biên bản xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất;
Giấy thông báo đủ hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Biên bản kết thúc công khai;
Tờ trình đề nghị xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện;
Một số giấy tờ khác theo yêu cầu (nếu có);
Hiện nay các loại đất đều phải thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bao gồm cả đất thổ cư. Thuế này sẽ được cơ quan có thẩm quyền quyết định dựa theo mục đích sử dụng mảnh đất của bạn. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì có thể bạn sẽ phải thực hiện thêm các nghĩa vụ về thuế hoặc lệ phí theo quy định hiện hành.
Công thức chung cho thuế của 1 mảnh đất/1 năm được tính theo:
(Diện tích đất tính thuế) x (Giá của 1m2 đất) x (Thuế suất)