Hiện nay, việc sử dụng những bản sao văn bản, giấy tờ có chứng thực để thay thế cho bản chính là rất phổ biến. Bản sao giấy tờ công chứng chứng thực có thể được hiểu là bản sao của các giấy tờ mà cá nhân được cấp hoặc có đóng dấu bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được tổ chức hành nghề công chứng, UBND cấp có thẩm quyền xác nhận là đúng với bản chính. Thời gian công chứng ở phường bao lâu theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Đi công chứng có cần bản gốc không?
Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về:
- Xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân sự bằng văn bản.
- Xác nhận về tính chính xác, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Theo quy định của pháp luật thì những giấy tờ đó phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng có cần bản gốc không?
Theo quy định của pháp luật Nhà Nước Việt Nam; khi dịch thuật công chứng bắt buộc phải đem theo bản gốc để đối chiếu bản dịch.
Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện được những trường hợp làm giả mạo giấy tờ trái pháp luật hoặc công chứng không đúng với sự thật với mục đích trục lợi cá nhân; dẫn đến tổn thất cho người khác.
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng: chỉ được thành lập mới ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp; có trụ sở; có con dấu; có tài khoản riêng.
- Phòng tư pháp: Căn cứ theo nhu cầu công chứng ở địa phương thì Sở Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư; sở tài chính; sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Thời gian công chứng ở phường bao lâu theo quy định?
Xét dưới góc độ thực tiễn; bản sao được công chứng; chứng thực có thể chia thành hai loại:
– Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ (bảng điểm; bằng cử nhân; giấy phép lái xe mô tô…) có giá trị vô hạn; trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi; hủy bỏ.
– Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy chứng minh nhân dân (15 năm); Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng); Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Tuy nhiên; giá trị chứng cứ của bản sao trong trường hợp này vẫn có bởi nó xác nhận các sự kiện pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn; thời điểm đó công dân có số chứng minh nhân dân như trên bản sao; đương sự chưa kết hôn với ai…
Với những tài liệu thường có sự biến động; thay đổi trong quá trình sử dụng (như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy phép đầu tư; sổ hộ khẩu…), cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu đương sự nộp bản sao mới.
Điều kiện để các loại giấy tờ và văn bản công chứng, chứng thực có hiệu lực vô thời hạn?
Các loại bản sao được công chứng và chứng thực từ bản gốc là các loại giấy tờ như: Giấy phép lái xe, bằng điểm, bằng cử nhân… sẽ có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
Khác với các loại bản sao trên thì các loại bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có thời hạn như: Giấy chứng minh thư nhân dân hay phiếu lý lịch tư pháp; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… sẽ chỉ có thời hạn sử dụng trong thời gian là loại giấy tờ gốc còn hạn sử dụng.
Riêng đối với các tài liệu và giấy tờ; tài liệu hay hợp đồng mà có sự thay đổi trong quá trình sử dụng như các loại giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư cùng sổ hộ khẩu… thì lúc sử dụng các bản sao cán bộ thụ lý còn có quyền yêu cầu bạn xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không yêu cầu bạn nộp bản sao công chứng mới.
Giấy tờ để công chứng cần có những gì?
Khi đi công chứng; quý vị lưu ý chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đầy đủ như sau:
a) Phiếu yêu cầu công chứng; trong đó có thông tin về họ tên; địa chỉ người yêu cầu công chứng; nội dung cần công chứng; danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng; thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
Địa điểm thực hiện công chứng
Theo quy định Điều 44 Luật Công chứng thì địa điểm thực hiện công chứng như sau:
- Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44.
- Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thời gian công chứng ở phường bao lâu theo quy định?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.
Các chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
– Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
– Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những trường hợp sau đây di chúc bắt buộc phải được công chứng, chứng thực:
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất
– Di chúc của người không biết chữ
– Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05 ngày ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình
– Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài