Hai bên đã công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất; và bên bán đã nhận được đủ số tiền đặt cọc. Tuy nhiên; quá thời hạn mà người mua không đến thực hiện nốt giao dịch. Vậy người bán có quyền bán nhà đất này cho người khác không? Hay phải đợi bên đặt cọc tới để thỏa thuận về việc hủy hợp đồng đặt cọc rồi mới được bán? Thời điểm được bán nhà cho người khác khi đã ký hợp đồng đặt cọc là khi nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Đặt cọc được hiểu như thế nào?
Theo điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng; có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng; nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó. Thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản; nếu hai bên chỉ thỏa thuận miệng; thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tùy vào đối tượng của hợp đồng đặt cọc; mà pháp luật quy định việc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không.
Thỏa thuận đặt cọc có thể được lập thành một văn bản riêng; hoặc được ghi nhận bằng một điều khoản trong hợp đồng. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng; thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng; vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc; thì hợp đồng chưa được hình thành.
Thời điểm được bán nhà cho người khác khi đã ký hợp đồng đặt cọc
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện; thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng; thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng; thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó; khi một bên trường hợp đã hết thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc; nhưng bên đặt cọc không đến để thực hiện việc mua bán nhà đất; thì coi như họ từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Do đó, số tiền họ đã đặt cọc thuộc về người bán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vì bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng nên người bán hoàn toàn có quyền bán nhà đất của mình cho người khác (không cần có sự đồng ý của bên đặt cọc).
Lưu ý: Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc khi mua bán nhà đất; tuy nhiên, các bên nên công chứng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của mình; tránh những tranh chấp, rủi ro pháp lý về sau.
Câu hỏi thường gặp
Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng; thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng; vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc; thì hợp đồng chưa được hình thành.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện; thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng; thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng; thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Thời điểm được bán nhà cho người khác khi đã ký hợp đồng đặt cọc?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833 102 102
Xem thêm: Trường hợp nào NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?