Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Sơn, vừa rồi chú tôi trong khi tham gia giao thông không cẩn thận đâm chết người. Tình huống lúc đó chỉ là vô ý và khi xảy ra vụ việc chú tôi hoàn toàn tỉnh táo, nhấn phanh lại để tránh thảm kịch xảy ra rồi. Nhưng tại phiên tòa, những tình tiết này đã bị loại bỏ và chú tôi bị xử mức hình phạt vô cùng cao. Gia đình tôi đã viết đơn kêu oan, nhưng chưa rõ nên nộp đến đâu để giải quyết. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi theo quy định pháp luật ai có thẩm quyền giải quyết đơn kêu oan không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Theo quy định pháp luật ai có thẩm quyền giải quyết đơn kêu oan?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Kêu oan là gì?
Kêu oan có thể hiểu là trong trường hợp nếu người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án cho rằng họ không thực hiện hành vi phạm tội nhưng lại bị các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một cách “trái pháp luật” thì họ có quyền tiến hành kêu oan, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kịp thời khắc phục, sửa chữa sai sót.
Xét về mặt nội dung, “đơn kêu oan” của người cho rằng mình bị oan có thể viết với nội dung: tố cáo hành vi bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra, hay khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai… đối với cán bộ trong hoạt động tư pháp.
Theo quy định pháp luật ai có thẩm quyền giải quyết đơn kêu oan?
Hiện tại chưa có quy định trực tiếp nào cụ thể về “kêu oan” mà trên thực tế, thủ tục này thường được hiểu một cách gián tiếp thông qua những quy định khác trong Luật tố tụng hình sự. Cụ thể, người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người phạm tội hoặc người thân của họ, tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những hình thức phù hợp.
Giai đoạn | Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án | Thân nhân của Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án |
Điều tra và khởi tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với cơ quan điều tra | Chủ thể gửi thư kiến nghị gửi cơ quan điều tra, đưa ra lý do, đề nghị xem xét |
Truy tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát xem xét, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. | Chủ thể “kêu oan” với Viện kiểm sát bằng cách gửi thư đề nghị Viện kiểm sát xem xét. |
Xét xử Sơ thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Tòa án, đề nghị Tòa án xem xét việc trả hồ sơ, điều tra bổ sung. Người phạm tội có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị tuyên án. | Chủ thể “kêu oan” có thể gửi thư kiến nghị tới Tòa án trong thời gian trước khi diễn ra phiên tòa diễn ra. Chủ thể có thể gửi thư kiến nghị đến Viện kiểm sát, Viện Kiểm sát xem xét và kháng nghị trong thời hạn 15 ngày (đối với VKS cùng cấp) và 30 ngày (đối với cấp trên trực tiếp) kể từ ngày tuyên án. |
Xét xử Phúc thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” tại phiên tòa. | Không |
Giám đốc thẩm và tái thẩm | Khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, người bị kết án hoặc thân nhân, những người biết sự việc có thể làm đơn xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan này xem xét lại bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. | |
Thi hành án | Chủ thể có thể viết thư Kiến nghị cho Chủ tịch nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. |
Căn cứ xác định oan sai trong tố tụng hình sự như thế nào?
Căn cứ pháp lý xác định một công dân bị oan trong tố tụng hình sự là các quyết định mang tính gỡ tội, hoặc không xử lý một hay một số hành vi phạm tội trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi. Nhìn chung, các nước đều quy định căn cứ xác định một công dân bị oan là một phán quyết của Tòa án, đây có thể là một phán quyết sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Tuy nhiên, một số nước lại chỉ nhấn mạnh việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan khi Tòa phúc thẩm tuyên vô tội (hủy bản án kết tội). Khác với pháp luật của một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam của chúng ta thừa nhận một người bị oan trong mọi giai đoạn TTHS. Đây là điểm ưu việt của pháp luật nước ta, có như vậy thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan mới được bảo vệ một cách triệt để. Quyết định mang tính minh oan là quyết định tố tụng đặc thù của các Cơ quan tiến hành tố tụng, những quyết định chứng tỏ nỗi oan khuất của một người đã được làm sáng tỏ.
Tùy thuộc vào các giai đoạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra một trong các quyết định được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
– Quyết định đình chỉ điều tra (Điều 248) công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do vì hết thời hạn tạm giam, tạm giữ mà không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, hoặc người đó chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chứng minh được hành vi của người đó không cấu thành tội phạm.
– Quyết định đình chỉ vụ án (Điều 282, 359). Đây là quyết định mang tính minh oan do Viện kiểm sát ban hành ở giai đoạn truy tố. Vì lý do hành vi của người bị buộc tội không cấu thành tội phạm hoặc người bị buộc tội không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hết thời hạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Bản án có hiệu lực tuyên bị cáo không phạm tội. Công dân đã bị truy tố ra Tòa án để xét xử nhưng Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc bản án kết tội của Tòa án cấp dưới bị Tòa án cấp trên hủy, tuyên bị cáo không có tội.
– Quyết định của Tòa án giảm nhẹ hình phạt một cách đáng kể hoặc áp dụng điều khoản về tội danh nhẹ hơn.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Theo quy định pháp luật ai có thẩm quyền giải quyết đơn kêu oan?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào,… hay mong được trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Giải pháp khắc phục oan sai được quy định như thế nào?
- Phân biệt kháng cáo, kháng nghị trong vụ án hình sự
- Đơn kháng cáo quá hạn phải xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2019 quy định:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận, thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của người bị oan thuộc trách nhiệm của mình theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trách nhiệm bồi thường của địa phương, đơn vị mình, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hiện không đầy đủ, không kịp thời đối với những trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị oan thuộc trách nhiệm giải quyết của Viện kiểm sát.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân các cấp phải có trách nhiệm tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của người bị oan thuộc trách nhiệm của mình.
Một số nguyên nhân chủ quan có thể kể đến như:
– Do năng lực, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn hạn chế chưa đáp ứng đòi hỏi đấu tranh phòng, chống tội phạm.
– Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra chưa làm hết trách nhiệm, có những vụ cần cương quyết không phê chuẩn mà phải xem xét xử lý bằng biện pháp khác, hoặc thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật khác.
– Có những vụ theo quy định của pháp luật buộc phải có luật sư tham gia bào chữa, trưng cầu giám định tâm thần, giám định độ tuổi của bị can, người bị hại theo quy định của pháp luật là bắt buộc nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện.
– Lãnh đạo một số đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cũng chưa làm hết trách nhiệm, thiếu kiểm tra, đối chiếu nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghe báo cáo nhưng không kỹ, không sâu, thiếu thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ, xem xét tội danh dẫn đến sai sót phải đình chỉ vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hoặc hủy án điều tra, truy tố, xét xử lại.
– Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhiều khi chưa chặt chẽ, nhất là các vụ án phức tạp. Kiểm sát viên chưa chủ động nắm tiến độ điều tra. Viện kiểm sát cấp dưới chưa chủ động thỉnh thị, tranh thủ ý kiến của các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát tỉnh đối với những vụ phức tạp trước lúc phê chuẩn hoặc truy tố dẫn đến oan, sai.
…
Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại nói chung và trong các vụ án oan sai nói riêng là dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng.
Thông thường, đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
– Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
– Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
– Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
– Thiệt hại về tinh thần
– Các chi phí khác được bồi thường
Theo đó, nội dung thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Các loại thiệt hại được bồi thường;
– Số tiền bồi thường;
– Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
– Phương thức chi trả tiền bồi thường;
– Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Do vậy, mức bồi thường cụ thể cho các vụ án oan, sai không được quy định cụ thể mà tùy vào từng vụ án với tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp. Nhưng vẫn phải đảm bảo được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực và đúng pháp luật.