Xin chào Luật Sư X. Em hiện là sinh viên năm nhất, vừa rồi em có lên Hà Nội nhập học, em có thông báo phải đi đăng ký tạm trú, tạm vắng. Tuy nhiên do mọi thứ bận rộn nên hơn 1 tháng qua em vẫn chưa đi làm được. Vậy luật sư cho em hỏi không đăng ký tạm trú, tạm vắng thì có bị phạt không và bị phạt bao nhiêu? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Theo quy định không đăng ký tạm trú, tạm vắng bị phạt bao nhiêu?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Đăng ký tạm trú là gì?
Theo Điều 30 Luật Cư trú 2006 có quy định đăng ký tạm trú được hiểu như sau:
‘1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.’
Theo quy định này, có thể hiểu tạm trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình. Có thể đây là nơi họ sinh sống, làm việc hoặc học tập trong một thời gian nhất định. Công dân phải đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tự do cư trú nhưng bất kì sự thay đổi nào về việc cư trú đều phải thực hiện thủ tục đăng ký. Mỗi người chỉ được phép đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú tại một nơi. Việc thay đổi đến nơi sinh sống khác với nơi đăng ký thường trú (vì các mục đích khác nhau của cá nhân) đều phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật.
Việc thực hiện thủ tục làm tạm trú, tạm vắng của công dân sẽ hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề quản lý, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, xe ô tô, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn ngân hàng, huy động vốn… trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Chính vì vậy, mỗi công dân cần nên ý thức rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ mang ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của công dân.
Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú 2006 có quy định rõ thời hạn đăng ký tạm trú đối với những công dân đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn không thuộc trường hợp đăng ký thường trú tại địa phương đó thì thời hạn đăng ký tạm trú là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đến phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp, công dân đó đã đăng ký tạm trú nhưng lại không tiếp tục sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đăng ký thì người đó sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký tạm trú.
Không đăng ký tạm trú, tạm vắng bị phạt bao nhiêu?
Xử phạt đối với hành vi không đăng ký tạm trú, tạm vắng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì việc không đăng ký tạm trú có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, đối với hành vi thay đổi nơi cư trú nhưng không đăng ký tạm trú, tạm vắng thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Luật cư trú 2006, để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú thì người đến đăng ký, trình báo phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết khi đăng ký tạm trú gồm xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đã đăng ký thường trú, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó, nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu, trường hợp chỗ ở là nhà đang thuê, mượn hoặc ở nhờ thì phải được chủ cho thuê, người cho ở nhờ, cho mượn đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
Các bước đăng ký tạm trú tạm vắng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.
+ Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận. Thường thì hời gian để công dân được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú là không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.
Thành phần hồ sơ:
a) Xuất trình Chứng minh nhân dân.
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
c) Bản khai nhân khẩu (HK01).
d) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Theo quy định không đăng ký tạm trú, tạm vắng bị phạt bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Tòa án nơi tạm trú có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn không?
- Cùng xã có phải đăng ký tạm trú không?
- Làm hộ chiếu ở nơi tạm trú được không theo QĐ?
Theo khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
“Điều 21. Hồ sơ đăng ký thường trú
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.”
Tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về đăng ký thường trú như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;“
Như vậy quy định của pháp luật cho phép được đăng ký thường trú với trường hợp cha, mẹ về ở với con cái nên anh có thể đăng ký thường trú cho mẹ vợ của mình vào sổ hộ khẩu của gia đình mình.
Theo Điều 23 Luật Cư trú 2020 mà công dân bị cấm đăng ký thường trú, tạm trú gồm:
(1) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
(3) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
(5) Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6) Phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(7) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.