Khi một người lao động nghỉ việc, bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành báo giảm/loại BHXH của người đó. Vậy hồ sơ, thủ tục và thời hạn báo giảm được quy định như thế nào? Theo quy định báo giảm bhxh trước ngày nào trong tháng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Báo giảm bhxh trước ngày nào trong tháng?
Theo quy định tại điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT
Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.
Thời hạn báo giảm bhxh trong tháng
Sau đây là một ví dụ cụ thể
Ví dụ: Hồ sơ tháng 5/2020 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/05 đến ngày 31/05/2020.
Khi có phát sinh giảm BHXH thì đơn vị báo giảm BHXH từ ngày 01 tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau. thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước. nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.
Các trường hợp mà đơn vị, doanh nghiệp báo giảm BHXH
– Người lao động nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;
– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
– Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng;
– Doanh nghiệp được xét tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;
Trường hợp doanh nghiệp báo giảm BHXH chậm thì phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tại Điều 23 Nghị quyết số 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp gồm:
– Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS;
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu số TK3-TS;
– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…theo mẫu só D02-LT.
– Bảng kê khai thông tin theo mẫu số D01-TS.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Doanh nghiệp truy cập vào cổng thông tin của cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký tài khoản điện tử cho công ty;
– Bước 2: Sau khi đăng ký thành công, doanh nghiệp tải phần mềm về máy tính và sau đó tiến hành việc kê khai bảo hiểm xã hội. Sau cùng chỉ cần xuất file hồ sơ, dùng chữ ký số để đăng ký rồi nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo từ phía doanh nghiệp thì phải tiến hành giải quyết và xác nhận trên hệ thống.
Nghỉ việc ngày 15 thì báo giảm tháng nào?
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“ a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Nghỉ thai sản ngày 15 báo giảm tháng nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Như vậy, theo quy định trên người lao động hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH cho người lao động trong tháng đó và khi đó người sử dụng lao động phải báo giảm bảo hiểm cho người lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Lý lịch tư pháp để làm gì
- Trường hợp nào gây tai nạn chết người nhưng không phải bồi thường
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Theo quy định báo giảm bhxh trước ngày nào trong tháng?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp mà đơn vị, doanh nghiệp báo giảm BHXH
– Người lao động nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;
– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
– Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng;
Nghỉ việc trước ngày 15 thì báo giảm bảo hiểm tháng nào phụ thuộc vào người sử dụng lao động lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên khi phát sinh giảm người tham gia bảo hiểm y tế thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp báo giảm chậm, doanh nghiệp phải đóng số tiền gia bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ gia bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng hết tháng đó.