Xin chào Luật sư X. Tôi là ngư dân, sống bằng nghề đánh bắt cá trên biển. Tài sản giá trị nhất của gia đình tôi là chiếc tàu biển. Hiện tại tôi cần vốn để mở rộng quy mô về số lượng tàu biển. Tôi biết đến một người quen có nhận thế chấp. Vậy xin luật sư cho tôi biết thế chấp tàu biển có cần phải lập thành văn bản hay không? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Thế chấp tàu biển có cần phải lập thành văn bản hay không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Thế chấp tài sản là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thế chấp được định nghĩa như sau:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản có thực. Hoặc tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai.
Như vậy, trong quan hệ thế chấp tài sản; thì bên thế chấp không phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Do vậy, thế chấp tài sản là giải pháp linh hoạt cho việc vừa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đồng thời, vừa tạo điều kiện cho bên thế chấp tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tính sinh lời của tài sản, giúp bên thế chấp có nguồn vốn để trả nợ cho bên nhận thế chấp.
Thế chấp là việc một bên (bên thế chấp) dùng một; hoặc nhiều tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản thế chấp thường là bất động sản hoặc động sản nhưng không chuyển giao hoặc việc chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận, giữ gìn và bảo quản. Bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thể chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Việc giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản hạn chế bên thế chấp định đoạt tài sản. Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ; thì bên có quyền (bên nhận thế chấp) sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ.
Hợp đồng thế chấp tài sản có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định nào về hình thức của thế chấp. Chính vì vậy cho nên các bên có quyền lựa chọn một hình thức của hợp đồng phù hợp. Cụ thể theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Trường hợp luật liên quan có qui định thế chấp phải công chứng; hoặc chứng thực và đăng ký thì các bên phải tuân theo.
Thế chấp tàu biển có cần phải lập thành văn bản hay không?
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015. Quy định về việc thế chấp tàu biển Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.
2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.
Như vậy dựa vào căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành như đã nêu ở trên; Bộ luật Dân sự không quy định hợp đồng thế chấp bắt buộc phải lập bằng văn bản; tuy nhiên theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Có thể thấy tàu biển Việt Nam là một tài sản đặc biệt nên khi thế chấp cũng cần có quy định pháp luật khác điều chỉnh.
Tàu biển đang thế chấp có được bán cho người khác không?
Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; quy định về nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu; nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm; trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ; hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác; thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.
4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
…
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành; thì tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu (bán cho người khác). Do vậy chỉ được bán tàu biển khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tàu biển
Cơ quan thực hiện
Tổ chức hành nghề công chứng gồm:
- Văn phòng công chứng; hoặc
- Phòng công chứng.
Chuẩn bị hồ sơ
– Phiếu yêu cầu công chứng có ghi rõ yêu cầu, thông tin của người yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản.
– Dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản.
– Giấy tờ tuỳ thân của bên thế chấp và ngân hàng (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân…
– Giấy tờ về tàu biển (bản sao).
– Giấy tờ khác (nếu có).
Thời gian giải quyết
Cũng như các loại hợp đồng khác, khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, thời gian xử lý, giải quyết là không quá 02 ngày làm việc, nếu phức tạp thì kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Phí, lệ phí cần nộp
Khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, người thế chấp phải chịu phí công chứng được tính theo giá trị của tài sản và thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng quy định. Tuy nhiên, không cao hơn mức trần của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thế chấp tàu biển có cần phải lập thành văn bản hay không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các loại tàu biển sau đây được thế chấp:
– Tàu biển đăng ký không thời hạn;
– Tàu biển đăng ký có thời hạn;
– Tàu biển đang đóng;
– Tàu biển đăng ký tạm thời;
– Tàu biển loại nhỏ.
Người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:
– Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
– Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật dân sự 2015 về hiệu lực của thế chấp tài sản
1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, thông thường hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết.