Trong quá trình lao động làm việc, vì nhiều lý do khác nhau, thẻ căn cước công dân gắn chíp có thể bị hư hỏng; dẫn đến không thể nhận dạng được các thông tin trên thẻ, không còn giá trị sử dụng. Vậy thẻ căn cước công dân bị hỏng thì người dân phải làm gì? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thẻ căn cước công dân là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ căn cước gắn chip là thẻ chứa thông tin cơ bản của công dân; thẻ có tính năng nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Căn cước công dân bị hỏng thì phải làm gì?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định:
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1, Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
… b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
Như vậy, theo quy định trên, khi thẻ căn cước công dân bị hư hỏng vì bất cứ lý do gì; người dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đổi thẻ mới. Nếu không tiến hành đổi thẻ có thể bị xử phạt hành chính.
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân: Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Thủ tục làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip bị hỏng
Theo quy định tại Thông tư 59/2021/TT-BCA và Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip bị hỏng như sau:
Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân
Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai); hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cung cấp thông tin và nộp lệ phí
+ Công dân thực hiện lấy vân tay, chụp ảnh theo yêu cầu của cán bộ cơ quan quản lý.
+ Nộp lại thẻ căn cước công dân bị hỏng
+ Nộp lệ làm lại thẻ (nếu thuộc trường hợp phải nộp)
Bước 3: Nhận giấy hẹn trả thẻ
Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục đổi thẻ.
Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ.
Bước 4: Nhận thẻ căn cước công dân theo giấy hẹn
Người thực hiện đổi thẻ căn cước công dân sẽ nhận thẻ mới tại nơi tiếp nhận hồ sơ; hoặc trả qua đường bưu điện nếu có đăng ký nhận theo đường bưu điện.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Ý nghĩa dãy số trên Căn cước công dân gắn chip?
Câu hỏi thường gặp
Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
+ Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.