Mỗi chiếc xe được sản xuất và lưu thông trên đường đều phải đảm bảo theo các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu của xe làm thay đổi thiết của xe đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cùng Luật sư X tìm hiểu cách ghi ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị qua bài viết dưới đây.
Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu?
Luật Giao thông đường bộ lại không giải thích cụ thể thế nào là thay đổi kết cấu của xe. Do đó, cần căn cứ trực tiếp vào các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để xác định các trường hợp cụ thể bị coi là thay đổi kết cấu xe.
Tuy nhiên có thể hiểu thay đổi kết cấu xe là việc chủ xe tự ý thay đổi kết cấu của xe để trông đẹp hơn, độc lạ hơn hoặc muốn xe trở nên tiện dụng hơn mà không được sự đồng ý hay cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
– Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
– Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu xe, làm sai lệch kết cấu so với thiết kế ban đầu của xe theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Các phương tiện giao thông khi được sản xuất, lắp ráp, cải tạo… để kinh doanh trên thị trường đều phải theo quy trình và chuẩn mực nhất định và phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà không phải được sản xuất một các tùy tiện theo ý chí của các bất kì chủ thể nào. Thực tế hiện nay có nhiều trường hợp chủ phương tiện thường tùy ý thay đổi kết cấu của xe để trông đẹp hơn, độc lạ hơn hoặc muốn xe trở nên tiện dụng hơn mà không được sự đồng ý hay cho phép của cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định nêu trên, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu xe không đúng với thiết kế xe đã được phê duyệt. Đây là hành vi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, rất dễ gây tai nạn giao thông. Do đó, việc thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Lỗi thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu?
Phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, do đó nếu tự ý thay đổi kết cấu của xe mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vô cùng nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, đe dọa tính mạng và tài sản của chính chủ phương tiện nói riêng và cả người những người khác, điều này đã được thực tế chứng minh khi số vụ tai nạn giao thông những năm qua không ngừng tăng, cướp đi tính mạng, sức khỏe của rất nhiều người. Do đó hành vi vi phạm liên quan đến phương tiện giao thông nói riêng và hành vi thay đổi kết cấu của xe nói chung cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
Theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe xe mô tô, xe gắn máy
– Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu 600 nghìn đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
+ Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm hành vi sau:
Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Theo đó, việc lắp đặt, sử dụng đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi lắp thêm hệ thống đèn led, đèn mắt cú,… trang trí và thêm ánh sáng cho xe là không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Do đó, tự ý lắp thêm đèn trợ sáng cho xe là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
+ Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Khi sản xuất xe, nhà sản xuất đã xem xét đến các tính năng và số lượng đèn được gắn trên xe để phù hợp với việc chiếu sáng khi đi đường. Việc tự ý gắn thêm đèn cho xe có thể khiến người đi đường bị chói, lóa, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Các hành vi thay đổi kết cấu xe bao gồm: tự ý cắt, hàn, đục lại số khung số máy, thay đổi hình dáng và kích thước cũng như đặc tính của xe.
Cá nhân thực hiện hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông 800 nghìn – 2 triệu đồng.