Chào Luật sư, tháng 06/2023 vừa qua tôi vừa tiến hành chuyển giới tại Thái Lan và nay tôi muốn thay đổi lại hồ sơ hộ tịch của mình để đúng với giới tính mà tôi vừa chuyển đổi. Tuy nhiên thì thủ tục chuyển giới khá phức tạp nên cả 01 tháng nay tôi không thể hoàn thành xong thủ tục chuyển giới. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới như thế nào?. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Trường hợp nào người chuyển giới phải thay đổi giấy tờ?
Nếu bạn có nhu cầu chuyển đổi giới tính và có nhu cầu thay đổi giấy tờ hộ tịch của bản thân thì bạn sẽ có quyền thay đổi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là quyền cơ bản được pháp luật quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chỉ có cho phép bạn được thay đổi họ và tên trong các loại giấy tờ như CCCD, CMND bằng cấp tuy nhiên không được thay đổi về thông tin giới tính đã được đăng ký trước đó. Chính vì thế đây là điểm hạn chế mà bạn cần được biết trước khi thay đổi thông tin cá nhân.
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chuyển đổi giới tính như sau:
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới như thế nào?
Theo hướng dẫn của Quyết định 1872/QĐ-BTP thì hiện nay khi chuyển đổi giấy tờ người chuyển giới chỉ được thay đổi thông tin về họ và tên và không được thay đổi giới tính. Chính vì thế, khi đi thay đổi giấy tờ bạn phải lưu ý về thông tin này. Về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị có hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân và các loại bằng cấp khác nếu có để cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ và chuyển đổi thông tin hộ tịch mà bạn muốn thay đổi. Sau khi hoàn thành xong thủ tục thay đổi hộ tịch bạn sẽ được hoàn trả lại các loại giấy tờ này theo tên mới.
Thành phần hồ sơ:
* Giấy tờ phải xuất trình
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký trong trường hợp cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc không phải tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
* Giấy tờ phải nộp
– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu.
– Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Thay đổi thông tin trong giấy khai sinh
Thay đổi thông tin trong giấy khai sinh được kết hợp khi bạn chuẩn bị thông tin, giấy tờ khi tiến hành đăng ký thay đổi hộ tịch tại Việt Nam. Chính vì thế khi thay đổi thông tin hộ tịch bạn chỉ thực hiện một lần không cần chuẩn bị thay đổi thông tin giấy khai sinh riêng sau khi khi đăng ký xong thay đổi hộ tịch để mất đi của mình nhiều thời gian. Quy trình để có thể thực hiện thay đổi thông tin giấy khai sinh được kết hợp một cách nhiệp nhàn cùng với quá trình thay đổi họ và tên trong hộ tịch của người chuyển giới.
Trình tự thực hiện
– Người có yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Nếu thấy việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung thông tin hộ tịch/xác định lại dân tộc tương ứng cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung thông tin hộ tịch/xác định lại dân tộc và Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, công chức làm công tác hộ tịch cùng người yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc ký vào Sổ.
Thay đổi thông tin trong căn cước công dân
Thay đổi thông tin trong căn cước công dân trong chuyển đổi giới tính hiện nay chỉ cho phép thay đổi họ và tên nên trong căn cước công dân chỉ có họ và tên được phép thay đổi còn giới tính thì không. Bên cạnh việc thay đổi họ và tên trong căn cước công dân khi có sự thay đổi bạn được phép thay đổi được ảnh đại diện được ghi nhận trên căn cước. Chính vì thế bạn phải lưu ý ảnh chụp của mình khi thay đổi căn cước công dân để trong thật xinh đẹp, nghiêm trang hơn tuy nhiên không được quá lố lăng.
Cách thức thực hiện:
– Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện;
– Người thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm
Thay đổi thông tin trên các loại giấy tờ khác
Những người thay đổi giới tính thường là những người ở độ tuổi trưởng thành nên có rất nhiều loại giấy tờ có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch cần được cập nhật lại thông tin. Chính vì thế, bạn cần phải lưu ý khi thay đổi thông tin về hộ tịch bạn cần phải gom hết các loại giấy tờ có liên quan trong nộp hồ sơ có liên quan đến bạn để phía cơ quan có thẩm quyền thay đổi.
– Đối với giấy tờ phải nộp, xuất trình:
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
+ Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Người chuyển giới có được kết hôn hay không?
Người chuyển giới có được kết hôn hay không? Người chuyển giới vẫn được phép kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu 02 người chuyển giới đi đăng ký kết hôn đó khác giới tính với nhau. Tuy nhiên nếu 02 người chuyển giới cùng giới tính thì họ sẽ không được phép kết hôn với nhau nhưng họ sẽ được phép tiến hành tổ chức đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng. Đây được xem là tin vui đối với nhiểu người dân chuyển giới tại Việt Nam khi họ được phép sống đúng với giới tính của mình và được kết hôn với người mình yêu.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
+ Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót trong đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
+ Giấy tờ hộ tịch được cấp hợp lệ kể từ ngày 01/01/2016 mà thông tin hộ tịch còn thiếu thì được bổ sung, nếu có giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hợp lệ chứng minh.
Yêu cầu ghi bổ sung quốc tịch Việt Nam chỉ thực hiện đối với giấy tờ hộ tịch được cấp kể từ ngày 01/01/2016, sau khi đã xác định người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
– Ngay trong ngày làm việc đối với việc bổ sung thông tin hộ tịch, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
– 03 ngày làm việc đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 06 ngày làm việc
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài giải quyết việc cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch của người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước; xác định lại dân tộc.