Việc thành lập bất cứ một loại hình công ty nào cũng đều là cánh cửa để mở ra cơ hội phát triển kinh tế, thương hiệu và bước vào đấu trường thương mại quốc tế. Thành lập công ty và những điều cần biết là gì? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Thành lập công ty và những điều cần biết
Trước khi thành lập công ty/doanh nghiệp, có rất nhiều thông tin cần tìm hiểu để bắt đầu thủ tục pháp lý thành lập công ty kinh doanh. Vậy những điều cần biết khi thành lập công ty là gì? Câu trả lời là chúng ta cần biết về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật..v..v.. Xem những điều kiện thực tế của cá nhân/tổ chức dự tính thành lập doanh nghiệp có đáp ứng được những yêu cầu theo quy định của pháp luật hay không?
Những điều nên biết khi thành lập công ty là gì? Luật sư X mời bạn theo dõi nội dưới đây
Những điều nên biết khi thành lập công ty
Điều kiện về chủ thể
+ Có CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
+ Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…);
Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư
Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:
Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao);
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.
Đặt tên công ty
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:
“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.
Ví dụ:
CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ NTVTAX
CÔNG TY THNH NỆM VẠN THÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN SUNRISE
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.
Địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp
“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, thành lập công ty uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Thành lập công ty và những điều cần biết”. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bạn băng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp
Số lượng thành viên trong công ty TNHH chỉ từ 1 đến 50 thành viên. Đa số các thành viên trong công ty thường là người quen biết, tin cậy nhau. Do đó trong việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp và không có sự phân hóa thành các nhóm đối lập nhau. Đây là một trong những điều cần biết khi thành lập công ty TNHH.
– Các thành viên công ty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, tức là không phải chịu trách nhiệm về khoản chênh lệch giữa phần nợ và phần vốn đã góp, do đó tỉ lệ rủi ro cũng ít hơn.
– Chế độ chuyển nhượng vốn của công ty TNHH khá chặt chẽ, giúp chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát việc thay đổi các thành viên trong công ty, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.