Chắc hẳn có rất nhiều người muốn thành lập công ty nhưng đang có nhiều thắc mắc không biết khi bắt đầu thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? Vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu? Vốn tối thiểu thành lập công ty TNHH 2 thành viên là bao nhiêu? Vốn tối đa để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu? Bao nhiêu vốn là đủ cho ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH của mình. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu; “Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn” qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?
+ Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định; thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.
+ Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
+ Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để hoạt động; thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc; “Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần bao nhiêu vốn”
Vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu?
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định; là tổng số vốn góp do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Tuy nhiên về việc chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập; thì tùy theo loại hình thành lập doanh nghiệp mà công ty nên đăng ký vốn sao cho thích hợp.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm như sau:
- Với nguồn vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm.
- Nguồn vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và mức tối đa. Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên cân nhắc mức vốn tối thiểu; không thể giảm vốn điều lệ quá thấp; nếu để quá thấp sẽ không tạo niềm tin với đối tác khi làm ăn.
Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên?
Chúng ta vừa tìm hiểu vấn đề Vốn điều lệ khi thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu. Mời quý bạn đọc cùng xem tiếp Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm 2 khoản phí và lệ phí như sau:
– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng.
– Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
+ Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 20.000 đồng.
+ Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp: 40.000 đồng.
+ Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp: 150.000 đồng
+ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 300.000 đồng.
+Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên: 4.500.000 đồng.
Như vậy, đối với doanh nghiệp mới thành lập cần nộp 2 khoản phí và lệ phí như sau:
– Lệ phí: Đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng.
– Phí: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp : 300.000 đồng.
Ngoài các loại chi phí nêu trên, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm 1 số chi phí sau khi thành lập công ty xong như:
– Phí khắc dấu tròn công ty, dấu chức danh (không bắt buộc)
– Phí mua chữ ký số, hóa đơn điện tử
– Phí nộp thuế môn bài hàng năm;
Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần bao nhiêu vốn?
Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần bao nhiêu vốn :
– Số vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH 2 thành viên tùy thuộc vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh gì. Ví dụ:
+ Nếu công ty TNHH hai thành viên của bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, mà ngành đó không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.
– Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty TNHH hai thành viên là 1 triệu đồng, hoặc vài chục triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên không nên đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp.
+ Còn nếu công ty TNHH hai thành viên của bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH hai thành viên chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập công ty TNHH nên xác định cần bao nhiêu vốn điều lệ cần dựa trên các cơ sở sau:
- Khả năng tài chính của mình;
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
- Dự án ký kết với đối tác…
Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư X
Hiện nay, khi khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về thành lập doanh nghiệp
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “ Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn”. Nếu bạn đọc muốn thành lập công ty giả rẻ hãy liên hệ chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chi phí duy trì công ty sẽ gồm rất nhiều chi phí khác nhau và cơ bản được chia thành 02 loại sau:
– Chi phí duy trì về vấn đề thuế
– Chi phí duy trì về mặt vận hành, quản lý
Chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm các chi phí cơ bản như sau:
– Chi phí xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Miễn phí
– Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp và công bố mẫu dấu doanh nghiệp: 500.000 VND
– Chi phí đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp: 100.000 VND
– Chi phí nộp thuế môn bài năm đầu tiên cho doanh nghiệp: Miễn phí
– Chi phí mua chữ ký số doanh nghiệp: 2.300.000 VND (3 năm)
– Phí phát hành hóa đơn điện tử: 2.000.000 VND (500 tờ)
– Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
– Cơ quan đăng ký đầu tư là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế một cửa liên thông.