Xin chào Luật sư X. Hiện tại, em đang tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự. Em muốn hỏi rằng, tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch Thẩm tra viên cao cấp như thế nào? Thẩm tra viên cao cấp tập sự hành nghề công chứng trong bao lâu? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 03/2017/TT-BTP
Thẩm tra viên cao cấp được hiểu là như thế nào?
Thẩm tra viên cao cấp được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BTP Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự như sau:
Thẩm tra viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án dân sự quan trọng, phức tạp có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương; thực hiện một số công việc khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm tra viên cao cấp.
Theo quy định tại Điều 4 và Điều 8 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch Thẩm tra viên cao cấp được quy định cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, sức khỏe
– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
– Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
– Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
– Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
– Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
– Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
– Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
– Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự;
– Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án;
– Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp thì phải là người đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, địa phương được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng, tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 02 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
– Công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên trung cấp hoặc tương đương từ đủ 05 năm trở lên (60 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên trung cấp tối thiểu 02 năm (24 tháng).
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Thẩm tra viên cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp;
– Có trình độ Cao cấp lý luận chính trị;
– Có chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
– Có chứng chỉ Tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
Như vậy, có thể thấy thẩm tra viên cao cấp về chuyên ôn, nghiệp vụ sẽ không tập sự hành nghề công chứng.
Điều kiện đủ để được bổ nhiệm làm công chứng viên.
Ngoài các quy định tiên quyết là công chứng viên phải là công dân Việt Nam, thường trú ở Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt nghiêm chỉnh chấp hành phải luật thì một người để trở thành công chứng viên phải có được thêm những điều kiện sau:
+ Có bằng cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Luật: Bằng cử nhân này có thể có từ các cơ sở đào tạo luật trên cả nước, hoặc từ các trường đào tạo đại học có khoa Luật ở trong đó và có đủ điều kiện để cấp bằng cử nhân luật cho học viên.
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên: sau khi tốt nghiệp và có bằng cử nhân luật, người này phải có thời gian công tác trong các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, hay bất cứ văn phòng luật nào với thời gian từ 05 năm trở lên để có kinh nghiệm làm việc và được đối mặt với các tình huống thực tế cần vận dụng quy định của luật.
+ Đã tốt nghiệp khóa đào tạo công chứng: đây là khóa đào tạo để các ứng viên có thể nắm được nghiệp vụ của một công chứng viên một cách bài bản nhất, cũng như được trang bị các kiến thức cần thiết để vào nghề này. Đối với những trường hợp được luật quy định là không cần tham gia khóa đào tạo này thì cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng. Các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng đó là:
Người đã có kinh nghiệm làm kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán từ 05 năm trở lên.
Luật sư đã có nhiều hơn 05 năm thời gian hành nghề.
Tiến sĩ hoặc giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật.
Các đối tượng đã là kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hợp đồng ủy quyền mua, bán nhà có phải công chứng không?
- Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thẩm tra viên cao cấp tập sự hành nghề công chứng trong bao lâu“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; trích lục đăng ký kết hôn; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Học phí:
Đối với khóa đào tạo mở tại Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra mức học phí là 16.860.000 đồng/học viên/khóa đào tạo.
Đối với khóa đào tạo mở tại TP. Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận và các tỉnh từ Đà nẵng trở vào mức học phí là 20.475.000 đồng/học viên/khóa đào tạo.
Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.