Tranh chấp thương mại là vấn đề hay gặp phải của các chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh; đặc biệt là các doanh nghiệp. Tranh chấp có thể xảy ra trên một hay nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Trên thực tế, khi có tranh chấp xáy ra; vẫn còn một số chủ thể chưa nắm rõ được quy định pháp luật về thẩm quyền giải. Một trong số đó là thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại. Vậy, pháp luật nước ta có quy định gì về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?
- Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật
- Giải quyết tranh chấp thương mại là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
- Hòa giải tranh chấp thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại
Thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Theo đó, loại tranh chấp phải thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có quy định các trường hợp mà các bên tranh chấp có thể sử dụng hòa giải thương mại đề giải quyết các mâu thuẫn của mình
- Các tranh chấp đó bao gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
- Từ đó, có thể hiểu phạm vi thẩm quyền của hòa giải thương mại không chỉ bao gồm các tranh chấp thương mại; mà còn có thể mở rộng ra các loại tranh chấp khác; với điều kiện pháp luật chuyên ngành có quy định về việc sử dụng phương thức hòa giải thương mại
- Cách quy định này hoàn toàn giống với quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của hòa giải thương mại với trọng tài thương mại.
Thẩm quyền do các bên tranh chấp trao cho hòa giải viên
- Nền tảng của hòa giải thương mại là việc các bên thỏa thuận về việc sử dụng phương thức hòa giải trong tranh chấp thương mại.
- Theo quy định hiện hành; thỏa thuận hòa giải là “thỏa thuận giữa các bên về quyền giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải” (Khoản 2 Điều 3 NĐ 22/2017/NĐ-CP).
Tình chất của thỏa thuận hòa giải
- Tính tự nguyện: Đối với mọi giao dịch dân sự, sự cấu thành hợp đồng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện. Các thỏa thuận trong hòa giải thương mại thực chất cũng là các hợp đồng dân sự; với thỏa thuận của các bên về việc giải quyết mẫu thuẫn, bất đồng. Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án; các thỏa thuận trong hòa giải thương mại không được phép mang tính chất ép buộc hay cưỡng chế từ bất kỳ chủ thể nào.
- Tính lựa chọn: thỏa thuận thương mại có tính chất lựa chọn đúng với bản chất của giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Tính lựa chọn được thể hiện ở chỗ; các bên hoàn toàn có quyền chọn tổ chức hòa giải hay người hòa giải. Ý chí của các bên trong vụ tranh chấp; mang yếu tố chi phối sâu sắc tới quá trình giải quyết tranh chấp sau này.
- Tính độc lập: Thể hiện ở hai khía cạnh, thỏa thuận hòa giải là độc lập so với hợp đồng; và thỏa thuận hòa giải không loại trừ các phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận hòa giải
- Quy định hiện hành về thỏa thuận hòa giải trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP; ta nhận thấy sự thiếu vắng các quy định để xác định hiệu lực của các thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải được áp dụng theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự; về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Phạm vi và điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
- Tranh chấp thương mại giữa các bên nếu muốn lựa chọn giải quyết bằng phương thức hòa giải phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
- Về cơ bản, phạm vi tranh chấp thương mại được giải quyết bằng hòa giải thương mại tương tự như phạm vi các tranh chấp được lựa chọn giải quyết bằng trọng tài thương mại như quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010. Như vậy, các tranh chấp có thể được giải quyết tại Trọng tài đều có thể giải quyết bằng hòa giải thương mại.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
- Điều kiện để tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa giải được quy định tại Điều 6; Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, đó là các bên phải có thỏa thuận hòa giải.
- Thỏa thuận hòa giải được lập thành văn bản, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng; và có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp hoặc bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải là phải có thỏa thuận hòa giải; thỏa thuận này có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng. Điều khoản này có thể được soạn thảo trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải?
- Pháp luật về thực hiện kết quả hòa giải trong tranh chấp thương mại?
- Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại năm 2005; Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại