Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Dịch vụ luật sư

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định?

TranThiThuTrang by TranThiThuTrang
Tháng mười một 11, 2021
in Dịch vụ luật sư, Luật Đất Đai
0

Có thể bạn quan tâm

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu?

Chi phí cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền

Sơ đồ bài viết

  1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
  2. Hòa giải tranh chấp đất đai
  3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
  4. Có thể bạn quan tâm
  5. Câu hỏi thường gặp

Việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là 1 nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai; là 1 biện pháp để pháp luật đất đai phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai; các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước; của xã hội và của người sử dụng đất; giáo dục ý thức pháp luật cho công dân để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra.

Với ý nghĩa đó; thì việc giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật; nhằm giải quyết những bất đồng; mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm hại; đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra. Đó cũng là công việc có ý nghĩa quan trọng để tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Vậy nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật đất đai; đều phải thực hiện trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân; bảo vệ quyền lợi cho người đại diện của chủ sở hữu; bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất.

Cần quán triệt quan điểm xuyên suốt của Nhà nước là không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng; trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước việt Nam dân chủ cộng hòa; Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất

Thực hiện nguyên tắc này; hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Xét cả mặt lý luận và thực tiễn; lợi ích bao giờ cũng là vấn đề cốt lõi trong hầu hết các quan hệ xã hội; và đất đai là 1 trong những lợi ích quan trọng nhất của mọi tầng lớp. Nếu lợi ích của người sử dụng đất không được bảo đảm thì việc sử dụng đất không đạt hiệu quả như mong muốn; đây là giải pháp thuyết phục khi giải quyết các tranh chấp đất đai.

Để bảo vệ tốt nhất những lợi ích đó; trước hết các bên cần phải gặp nhau để bàn bạc; thảo luận và thương lượng. Đó cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự định đoạt cho các đương sự. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; chỉ thụ lý đơn khi các bên đã tiến hành qua thủ tục này mà không đạt được sự nhất trí cần thiết.

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải đất đai là biện pháp mềm dẻo; linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra giải pháp thống nhất; để tháo gỡ những mâu thuẫn; bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện; tự thỏa thuận. Trong hoạt động giải quyết tranh chấp; hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu hòa giải thành; tranh chấp kết thúc; không những hạn chế được sự phiền hà tốn kém; mà còn giảm bớt lượng công việc đối với cơ quan có thẩm quyền; phù hợp với đạo lý tương thân tương ái; giữ được tình làng nghĩa xóm; đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Trường hợp các bên tranh chấp không tự thương lượng hòa giải được với nhau; thì việc giải quyết tranh chấp sẽ thông qua tổ hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở vẫn không đạt được sụ thống nhất; thì các bên có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có tranh chấp để yêu cầu tổ chức việc hòa giải; thời gian là 45 ngày.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới; chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn; gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư với nhau. Gửi đến sở tài nguyên và môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng tài nguyên và môi trường; sở tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp; quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân

Căn cứ Điều 203 Luật đất đai; Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong những trường hợp sau:

  • Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100; nếu đương sự lựa chọn khởi kiện ra Tòa án nhân dân thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại Điều 35 Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản sẽ giải quyết vụ tranh chấp trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; cho Toà án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh theo quy định tại Điều 37.

Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân sẽ giải quyết tranh chấp đất đai đối với những tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 và đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp ở UBND có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203. Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trừ trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất 
  • Thủ tục cấp mới sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
  • Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai MỚI NHẤT

Như vậy; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về tòa án nhân dân và ủy ban nhân dân; tùy vào tranh chấp cụ thể; căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai. Bằng việc mở rộng thẩm quyền của hệ thống Tòa án nhân dân; Luật đất đai đã đưa ra cơ chế đảm bảo cho các bên tranh chấp chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với nguyện vọng của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nội dung chính của đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai?

Trong đơn đề nghị cần nêu rõ các thông tin sau: (1) Thông tin cá nhân của người làm đơn đề nghị. (2) Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai. (3) Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết.

Hệ thống thông tin đất đai là gì?

Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập; lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.

Tại sao thủ tục hòa giải ở UBND cấp xã là bắt buộc?

VÌ UBND cấp xã là cấp quản lí đất đai trực tiếp và gần gũi với nhân dân nhất; nơi địa bàn xảy ra tranh chấp đất đai. Do là cơ quan trực tiếp quản lí đất đai và là cơ quan gần gũi với người dân; nên UBND sẽ là cơ quan nắm rõ; và hưởng biết tường tận về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất cũng như những biến động trong quá trình sử dụng của mảnh đất đang tranh chấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân?Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân?Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Mới nhất

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

by Hương Giang
Tháng 9 11, 2024
0

Tài sản gắn liền với đất là những tài sản vật chất hoặc công trình xây dựng có liên quan...

Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu

Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu?

by Hương Giang
Tháng 8 27, 2024
0

Sổ hồng" là thuật ngữ phổ biến tại Việt Nam dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà...

Chi phí cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền

Chi phí cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền

by Hương Giang
Tháng 8 26, 2024
0

Sổ đỏ, hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có vai trò và ý nghĩa rất...

Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất

Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 8 24, 2024
0

Sổ đỏ, hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có vai trò rất quan trọng trong...

Next Post
Thủ tục tiến hành hoạt động quảng cáo và hoạt động khuyến mại

Thủ tục tiến hành hoạt động quảng cáo và hoạt động khuyến mại

Đâm chết người vì mâu thuẫn đất đai bị xử lý như thế nào?

Đâm chết người vì mâu thuẫn đất đai bị xử lý như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x