Hiện nay, xã hội phát triển kéo theo đó là tệ nạn xã hội cũng phát triển theo. Đây trở thành một điều đáng lo ngại, cần phả có các biện pháp để ngăn chặn. Trong đó có tệ nạn ma túy. Số người sử dụng ma túy tăng nhanh chóng. Nó ảnh hưởng đến tư tưởng; đạo đức lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Vậy Tệ nạn ma túy được hiểu như thế nào? Phải làm gì để ngăn chặn tệ nạn này? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tệ nạn ma túy được hiểu như thế nào?
Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành
Nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người vào các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.
Người nghiện ma túy là người thường xuyên sử dụng và lệ thuộc vào ma túy như: heroin, thuốc phiện, cần sa, cần, cỏ…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được.
Tệ nạn ma túy là gì?
Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2021 có quy định:
Tệ nạn ma túy là việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
- Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy; (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện; thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần; tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
- Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy; tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
- Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
Sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để sử dụng trái phép chất ma túy
Bên cạnh đó, đối tượng này còn bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; nếu là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Có thể bạn quan tâm: Hỗ trợ chi phí cai nghiện ma túy trong trường hợp nào?
Biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy
Từ phía người dân
- Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình; người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện; thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy; và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
Từ phía cơ quan nhà nước
- Tổ chức phòng, chống ma túy trong cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức, viên chức; người lao động thuộc quyền quản lý và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; tuyên truyền, vận động Nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.
- Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quy hoạch; phát triển kinh tế – xã hội để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy tại các vùng xóa bỏ cây có chứa chất ma túy.
Từ phía trường học
- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh; sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên; học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương; để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh; sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm lại giấy khai sinh cho con khi bị mất như thế nào?
- Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới
- Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của ngày thường là bao nhiêu?
- Bản cam đoan làm lại giấy khai sinh mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tệ nạn ma túy được hiểu như thế nào?“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xin hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay Bộ Luật hình sự 2015 không có quy định cụ thể về xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ vi phạm hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có thể cấu thành các tội khác nhau, ví dụ như:
– Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Tội cưỡng bức người khác sử dụng chất ma túy theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Tội lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:
– Cai nghiện ma túy tự nguyện;
– Cai nghiện ma túy bắt buộc.
Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.