Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hành Chính

Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng

Na Giang by Na Giang
Tháng Bảy 23, 2021
in Luật Hành Chính
0

Có thể bạn quan tâm

Lỗi chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

Giá cấp lại sổ đỏ theo quy định năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Hành vi cấm trong lĩnh vực giá là gì?
  2. Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng
  3. Câu hỏi thường gặp:

Trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh covid 19 đang có diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh tại của Việt Nam. Bên cạnh các vấn đề về: Tham gia giao thông, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục giấy khai sinh,. Thì có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng tình hình này; để tăng giá các dịch vụ hàng hóa; nhằm thu lợi bất chính. Vậy tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào? Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng thực hư ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Cơ sở pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

img

Nghị định 109/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hành vi cấm trong lĩnh vực giá là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Giá 2012; quy định về hành vi định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý là hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá, cụ thể như sau:

  1. Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:
  • Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.
  1. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
  • Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
  • Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
  • Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

Như vậy, nếu như cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh; để bán hàng hóa với giá bất hợp lý có thể sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc nặng hơn là có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào?

Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng

Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh để định giá mua giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý, như sau:

Căn cứ quy định tại Nghị Định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hành chính như thế nào? Tại Điều 17 quy định về hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, thì bị xử phạt:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Trường hợp nếu xét thấy, có hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ tích trữ; tạo sự khan hiếm giả các hàng hóa trong tình hình như hiện nay; mà hàng hóa thuộc danh mục hàng bình ổn giá theo Nhà nước đã quy định còn có thể bị xử lý hình sự.

Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hình sự như thế nào?

Theo bộ luật hình sự hiện hành thì trường hợp; nếu hành vi có yếu tố cấu thành tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; thì có thể xử lý hình sự. Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hình sự như thế nào? Theo Điều 196 về Tội đầu cơ, cụ thể như sau:

Mức 1

– Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm; hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá; nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Mức 2

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Mức 3

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Mức 4

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng; đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Pháp nhân thương mại tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào? Tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng; đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hi vọng bài viết Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936128102

Câu hỏi thường gặp:

Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt cao nhất như thế nào?

– Phạt tiền: 9.000.000.000 đồng
– Phạt tù: 15 năm tù

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Niêm yết giá là gì?

Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai; bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy; hoặc trên bao bì của hàng hóa; hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch; hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu hãy liên hệ  0936128102.

5/5 - (1 bình chọn)

Tags: Hàng hóa tăng giá?Tăng gia hàng hóa bị xử phạt như thế nào?Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng

Mới nhất

Lỗi chở quá số người quy định

Lỗi chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

by Minh Trang
Tháng Ba 18, 2023
0

Hiện nay, chở quá số người quy định là là hành vi mà người điều khiển phương tiện giao thông...

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không

Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?

by Liên
Tháng Ba 9, 2023
0

Đăng ký khai sinh là một sự kiện được ghi nhận trong hộ tịch để nhằm xác định tình trạng...

Giá cấp lại sổ đỏ

Giá cấp lại sổ đỏ theo quy định năm 2023

by Nguyễn Tài
Tháng Hai 21, 2023
0

Đất đai là tài sản sở hữu toàn dân và được người dân sử dụng theo quyền sử dụng đất,...

Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính

by Nguyễn Tài
Tháng Hai 14, 2023
0

Vi phạm hành chính là một loại chế tài để áp dụng khi có những hành vi vi phạm về...

Next Post
Trường hợp nào công an có quyền kiểm tra điện thoại?

Trường hợp nào công an có quyền kiểm tra điện thoại?

Nghị định 55/2021/NĐ-CP

Nghị định 55/2021/NĐ-CP

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Tư vấn pháp luật miễn phí

Đăng ký
X
0833102102
x
x