Trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh covid 19 đang có diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh tại của Việt Nam. Bên cạnh các vấn đề về: Tham gia giao thông, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục giấy khai sinh,. Thì có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng tình hình này; để tăng giá các dịch vụ hàng hóa; nhằm thu lợi bất chính. Vậy tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào? Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng thực hư ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nghị định 109/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hành vi cấm trong lĩnh vực giá là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Giá 2012; quy định về hành vi định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý là hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá, cụ thể như sau:
- Đối với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:
- Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.
- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
- Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
- Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.
Như vậy, nếu như cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh; để bán hàng hóa với giá bất hợp lý có thể sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc nặng hơn là có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào?
Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng
Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh để định giá mua giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý, như sau:
Căn cứ quy định tại Nghị Định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hành chính như thế nào? Tại Điều 17 quy định về hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, thì bị xử phạt:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Trường hợp nếu xét thấy, có hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ tích trữ; tạo sự khan hiếm giả các hàng hóa trong tình hình như hiện nay; mà hàng hóa thuộc danh mục hàng bình ổn giá theo Nhà nước đã quy định còn có thể bị xử lý hình sự.
Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hình sự như thế nào?
Theo bộ luật hình sự hiện hành thì trường hợp; nếu hành vi có yếu tố cấu thành tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; thì có thể xử lý hình sự. Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt hình sự như thế nào? Theo Điều 196 về Tội đầu cơ, cụ thể như sau:
Mức 1
– Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm; hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá; nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Mức 2
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Mức 3
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Mức 4
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng; đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào? Tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng; đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hi vọng bài viết Tăng giá hàng hóa mùa dịch có thể bị xử phạt tới 9 tỷ đồng sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936128102
Câu hỏi thường gặp:
– Phạt tiền: 9.000.000.000 đồng
– Phạt tù: 15 năm tù
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai; bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy; hoặc trên bao bì của hàng hóa; hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch; hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tăng giá hàng hóa mùa dịch bị xử phạt như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu hãy liên hệ 0936128102.