Với những tác động của đại dịch Covid-19, dù ít hay nhiều cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế. Và dẫn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Trước những biến động đó, đa phần các công ty sẽ lựa chọn cách khắc phục trước mắt là tạm ngừng kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Vậy phải tạm ngưng hoạt động kinh doanh trong bao lâu? Cần những hồ sơ gì để tiến hành thủ tục tạm ngưng kinh doanh? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua vài viết dưới đây:
Nội dung tư vấn
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Luật doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể nào về khái niệm “tạm ngừng kinh doanh”. Tuy nhiên theo Khoản 1, Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp; Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh; Ngày kết thức tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo; hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Hoặc có thể hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản hơn rằng:
Tạm ngưng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh sản xuất trong khoảng thời gian theo quy định.
Tạm ngừng kinh doanh được bao lâu?
Theo Khoản 1, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Thời hạn tạm ngưng kinh doanh không được quá 01 năm.
Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh- nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngưng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo, thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngưng kinh doanh.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần
- Thông báo về việc tạm ngưng kinh doanh;
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc tạm ngưng kinh doanh;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngưng kinh doanh (đối với công ty TNHH một thành viên);
- Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngưng kinh doanh (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện được);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Theo Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:
- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngưng kinh doanh; hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
- Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế; trước khi tạm ngưng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp; chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngưng kinh doanh.
Như vậy, nếu công ty họat động theo luật doanh nghiệp, thì không cần phải gửi thông báo cho cơ quan thuế. Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế sẽ thông báo cho nhau. Và chậm nhất là không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.
Còn nếu người nộp thuế đăng ký mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế; thì phải xin xác nhận của cơ quan thuế trước khi tạm ngưng kinh doanh.
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng
Để nộp hồ sơ tạm ngưng kinh doanh qua mạng thì doanh nghiệp thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Soạn thảo bộ hồ sơ tạm ngưng kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn (doanh nghiệp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh). Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh- nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng kinh doanh.
Bước 3: Trong thời gian 03 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp; sau khi đã tiếp nhận thông báo tạm ngưng kinh doanh.
Hồ sơ hợp lệ: Nhận được giấy xác nhận tạm ngưng kinh doanh.
Hồ sơ không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu sửa đổi; bổ sung (quay lại bước 2).
Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh là cách để doanh nghiệp có thời gian cải tiến, thay đổi, hoàn thiện bộ máy để kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
Trên thực tế, đa phần chủ doanh nghiệp đều không biết rằng khi công ty tạm ngưng kinh doanh; thì phải có nghĩa vụ thông báo với Sở kế hoạch- Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Việc thông báo này là nghĩa vụ bắt buộc; nếu không thực hiện thì sẽ đối mặt với rủi ro về xử phạt hành chính đến 2 triệu đồng (Theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
Ngoài ra, khi doanh nghiệp đã thực sự tạm ngưng mà không thông báo tạm ngưng kinh doanh thì vẫn tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ pháp lý về:
- Kê khai và báo cáo thuế hàng quý, hàng năm cho công ty đang tạm ngưng kinh doanh;
- Cơ quan thuế sẽ vẫn tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh định kỳ;
- Nghĩa vụ về kê khai và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động mặc dù công ty đã dừng hoạt động trên thực tế;
- Nghĩa vụ đóng thuế môn bài hàng năm mặc dù không còn kinh doanh.
Như vậy, mặc dù hoạt động kinh doanh đã chấm dứt trên thực tế; nhưng doanh nghiệp vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ nói trên; và nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính với mức rất cao.
Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ở đâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ; doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngưng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư; nơi mà doanh nghiệp đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước đó.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X
Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những mức phạt về tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI
Video Luật sư X giải đáp về Tạm ngừng kinh doanh
Thông tin liên hệ Luật sư X
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nên làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh vào những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi khi đó tạm ngừng kinh doanh là tạm ngừng toàn bộ hoạt động kinh doanh cho năm tiếp theo; điều này giúp cho doanh nghiệp sẽ tránh được các chi phí không cần thiết
Doanh nghiệp có thể thực hiện tạm ngưng kinh doanh song song với hoàn thiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp không bị khóa mã số thuế. Nhiều người nghĩ rằng tạm ngưng kinh doanh sẽ tạm ngưng mọi nghĩa vụ khác nhưng không phải. Nếu nợ thuế, quên nộp môn bài, quên nộp báo cáo thì để càng lâu mức phạt càng năng không xét việc tạm ngưng kinh doanh hay không.
Trường hợp công ty đăng ký tạm ngưng kinh doanh trọn năm dương lịch thì không phải kê khai thuế; nộp báo cáo tài chính của năm đó.
Trường hợp Doanh Nghiệp đăng ký tạm ngưng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải kê khai thuế theo quý hoặc tháng mà doanh nghiệp đã hoạt động và nộp báo cáo tài chính của năm đó.