Hiện nay đang dần xuất hiện ngày một nhiều các tình trạng bất cập khi người dân tham gia giao dịch tại các ngân hàng. Một trong số các vấn đề đáng e ngại hiện đang xả ra chính là tình trạng có một bộ phận khách hàng vay vốn bị ép mua bảo hiểm nhân thọ. Vấn đề này hiện nay đã trở thành một vấn nạn và đã được rất nhiều khách hàng khiếu nại phản ánh lên bộ phận chăm sóc khách hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay cũng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, quy định chấn chỉnh; nhưng tình trạng giải ngân khoản vay đồng nghĩa giải ngân bảo hiểm tức là các hành vi bắp ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ khi muốn vay tiền vẫn tiếp tục diễn ra. Vậy ” Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ” đang là vấn đề được nhiều người thắc mắc.
Câu hỏi: Chào luật sư, hôm nay tôi có ra ngân hàng để làm hồ sơ thủ tục vay vốn. Tuy nhiên trong quá trình làm hồ sơ; thì có nhân viên ngân hàng cứ khuyên tôi mua bảo hiểm nhân thọ; thậm chí có lúc nhân viên đó còn dọa tôi là nếu không mua bảo hiểm; thì hồ sơ vay vốn sẽ không được duyệt. Vậy luật sư cho tôi hỏi là việc phải mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn có bắt buộc không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Luật sư X nhé.
Xử phạt ngân hàng ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn
Theo đó, tại Khoản 4, Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm; đã nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định; không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm. Khoản 3, Điều 38, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ
Giao dịch bảo hiểm nhân thọ là một dạng giao dịch thỏa thuận dân sự; vì vậy, không ai có quyền ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ; nếu không có sự đồng thuận của khách hàng. Khi đến ngân hàng để thực hiện giao dịch, đặc biệt là các khoản vay; khách hàng sẽ được tư vấn và đề xuất những gói bảo hiểm. Có thể hiểu đơn giản, gói bảo hiểm chính là một sự bảo đảm cho khoản vay của chính các khách hàng; vì ngân hàng không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra với các khách hàng.
Do đó, một số ngân hàng khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ khi vay tiền. Doanh số bán bảo hiểm; cũng là một phần chỉ tiêu áp cho nhân viên ngân hàng. Bởi vậy, khi khách muốn vay vốn, nhân viên ngân hàng sẽ chào mời khách mua bảo hiểm. Khách hàng vì muốn giải ngân nhanh; nên thường ngậm ngùi mua bảo hiểm nhân thọ dù không thực sự có nhu cầu”.
Việc kết hợp bán bảo hiểm giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm thời gian qua khá hiệu quả. Thông qua đó, ngân hàng mang về khoản lợi nhuận khả quan; cũng như giúp nhân viên có thêm thu nhập; đồng thời giúp ngành bảo hiểm ngày càng phát triển. Cũng do lợi nhuận từ mảng kinh doanh bảo hiểm mang lại; nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh kinh doanh mảng này
Làm gì khi bị ngân hàng “ép” mua bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, khi được mời mua bảo hiểm nhân thọ, nếu thật sự không có nhu cầu; để tránh bẫy “lãi suất ưu đãi” hoặc “để duyệt hồ sơ nhanh” khi vay vốn tại ngân hàng; khách hàng nên trình bày bản thân và gia đình đã tham gia BHNT. Thật ra, nếu bạn đã có hợp đồng BHNT; thì cũng có thể khai báo kèm vào hồ sơ vay vốn để ngân hàng nắm thông tin.
Còn nếu chưa có thì cũng không ngân hàng nào; có thể bắt buộc bạn phải chứng minh đã mua BHNT rồi hay chưa. Ngoài ra, theo quy định thẩm định tài chính trong ngành BHNT; các công ty BHNT chỉ bán tối đa 10 – 15% thu nhập của gia đình/năm. Vì vậy, dù muốn hay không, các ngân hàng cũng không thể “ép” khách hàng mua quá khả năng thu nhập của gia đình họ được; để tránh trường hợp ngân hàng “phán” mức mua bảo hiểm căn cứ theo số tiền được vay.
Thứ hai, nếu khi bạn nhận tiền giải ngân, ngân hàng trích thu lại tiền phí BHNT; hoặc phát hành cho bạn thẻ tín dụng rồi yêu cầu bạn cà thẻ; để mua BHNT thì đều không đúng quy định. Và khi đó, khách hàng có quyền thông báo với lãnh đạo ngân hàng; rằng chính ngân hàng đang làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ ba, trong quá trình làm việc với cán bộ tín dụng; cán bộ thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay của bạn,…thì bạn nên khéo léo thu thập bằng chứng hoặc ghi âm các lời “ép buộc” mua BHNT đại loại như: “nếu không mua BHNT thì sếp em không duyệt hồ sơ”, “nếu không mua BHNT thì…thì…” và các kiểu câu đề nghị tương tự như thế. Sau đó, bạn có thể báo cáo sự việc bị “ép” mua BHNT về Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Và chỉ có những khách hàng “quả cảm” như bạn; Ngân hàng Nhà nước mới có cơ sở xử lý nghiêm các trường hợp ngân hàng vi phạm.
Vì khách hàng ca thán đã nhiều; nhưng ít có trường hợp nào đủ bằng chứng chứng minh việc mình bị ngân hàng “ép”. Mà hầu hết trên các chứng từ tham gia BHNT tại ngân hàng; đều thể hiện khách hàng hoàn toàn “tự nguyện”.
Thứ tư, nếu hồ sơ pháp lý của bạn tốt, tài sản đảm bảo phù hợp; bạn không nhất thiết phải chọn các ngân hàng “sát thủ” về BHNT để vay. Vì khi đó, bạn có rất nhiều lựa chọn; không nhất thiết phải chọn một ngân hàng chuyên “bán bia kèm lạc” như thế. Trên thực tế, các ngân hàng có vốn nhà nước như Agribank, Vietcombank,…sẽ ít khi “ép” khách hàng mua BHNT.
Thứ năm, trong trường hợp bất khả dĩ, bạn không thể chọn một ngân hàng khác để vay vốn; (có thể do hồ sơ pháp lý yếu, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng chứng minh thu nhập thấp,..); thì bạn cũng không quá lo lắng. Khi đó, khách hàng hoàn toàn an tâm tham gia BHNT mặc dù bị “ép” đi chăng nữa. Bạn cứ để hồ sơ, thủ tục xong xuôi và việc giải ngân hoàn tất.
Sau khi giải ngân một vài ngày, khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng hủy hồ sơ tham gia BHNT; để nhận lại toàn bộ số tiền phí đã nộp. Vì tất cả hợp đồng BHNT đều có quy định 21 ngày cân nhắc; để khách hàng tham khảo và suy nghĩ. Trong 21 ngày kể từ ngày nhận hợp đồng, khách hàng có thể hủy hợp đồng; mà không bị mất bất kỳ chi phí nào (ngoại trừ chi phí khám sức khỏe nếu có).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Trích lục khai tử bản chính; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
Câu hỏi thường gặp
Không có quy định nào bắt buộc người vay vốn ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ. Hay nói cách khác, khách hàng không phải mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn tại các ngân hàng.
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm nhằm đảm bảo việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, không quy định cụ thể hoặc giới hạn về các sản phẩm bảo hiểm bán qua ngân hàng.
Theo Nghị định 98/2013/NĐ được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm đình chỉ hoạt động từ 2 đến 3 tháng.