Xin chào Luật sư X, tôi có dự định ở một doanh nghiệp tư nhân chuyên nhận vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Tuy nhiên, thông qua tìm hiểu thì tôi biết doanh nghiệp tư nhân thì không được góp vốn. Nhưng tôi không hiểu quy định doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn là tại sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về doanh nghiệp tư nhân hiện nay
Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân là gì?
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân được gọi là một chủ sở hữu. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Để trở thành một pháp nhân doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng các điều kiện:
Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư và làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập nên doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhân là pháp nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác, khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm.
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Căn cứ vào quy định tại Điều 188 Luật doanh nghiệp nêu trên, có thể thấy, pháp luật quy định “mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Sở dĩ pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân là bởi cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp tư nhân nên Luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay bạn đang là chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân chuyên về quảng cáo, nên bạn không được phép thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác. Có thể thấy, với quy định tại khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 nêu trên chỉ hạn chế quyền góp vốn, thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp tư nhân mà không giới hạn những quyền ấy đối với chủ doanh nghiệp. Vậy nên, ngoài công ty hợp danh, hộ kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể góp vốn, thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Trong trường hợp không thể thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác, thì việc tôi góp vốn cùng một số người bạn thành lập một công ty khác thì có vi phạm pháp luật không? Theo quy định nêu trên thì chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh (khoản 3 Điều 188 luật doanh nghiệp 2020). Do vậy, bạn có thể góp vốn cùng một số người bạn thành lập loại hình doanh nghiệp khác, trừ hộ kinh doanh, và công ty hợp danh theo quy định nêu trên.
Theo quy định này, chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Và không có quy định nào cấm việc chủ doanh nghiệp tư nhân góp vốn, mua cổ phần tại công ty khác. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác với tư cách cá nhân.
Do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Nên vốn góp hay cổ phần mà chủ doanh nghiệp tư nhân sở hữu tại các công ty khác cũng được coi là tài sản của doanh nghiệp tư nhân.
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán?
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư chứng khoán.
Thứ hai, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Thứ ba, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Theo điều này thì việc doanh nghiệp nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán sẽ trái với quy định pháp luật về việc doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp tại khoản 1 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách nhân danh cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân để kêu gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân khác đầu tư vào doanh nghiệp,… với điều kiện phải thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Có thể bạn quan tâm
- Án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu?
- Chồng bán nhà mà vợ không đồng ý thì có vi phạm?
- Trốn nghĩa vụ quân sự lần đầu bị phạt gì?
- Mẫu đơn tố cáo sử dụng hình ảnh trái phép lên MXH
- Đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, đơn xin tạm ngừng kinh doanh; xin phép bay flycam; ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định chung thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm vốn vay, vốn tự có, lợi nhuận còn lại trong hội đồng công ty. Vì vậy, do không thể phát hành trái phiếu nên khi có phát sinh nhu cầu về vốn, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cách duy nhất đó là đầu tư thêm. Chủ công ty có thể sử dụng các tài khoản khác của mình để đầu tư hoặc tiến hành vay vốn ngân hàng.
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp có một số thay đổi từ ngày 01/9/2020. Theo đó, sửa đổi quy định về điều kiện phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước.
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.