Thành lập doanh nghiệp là một nhu cầu hợp pháp của các tổ chức cá nhân. Tuy nhiên không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền thành lập và tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam. Một trong số các chủ thể đó là cán bộ công chức. Vậy vì sao công chức không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp Lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019.
- Luật Phòng chống tham nhũng năm 2020
Ai là công chức?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong:
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
- Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập
- Cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
- Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Công chức không được thành lập doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
……
b, Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
Điểm b Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
– Ngoài ra, Luật Phòng chống tham nhũng 2020 quy định thêm:
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
Điểm b Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2020.
Tại sao công chức không được quyền thành lập doanh nghiệp?
- Công chức là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước ;
- là người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
- Được hưởng lương theo chế độ chính sách riêng của Nhà nước.
Do vậy; pháp luật phải có quy định hạn chế họ tham gia vào các hoạt động thành lập; quản lý doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng có thể xảy ra. Tình trạng này có thể do sự không minh bạch trong các hoạt động kinh doanh; đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước; sự xao nhãng nhiệm vụ do tư lợi cá nhân; thậm chí có thể dẫn đến sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Các trường hợp không được góp vốn:
Ngoài ra, công chức còn không được thực hiện góp vốn trong các trường hợp sau theo pháp luật cán bộ công chức:
- Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong Hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn.
- Đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.
Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân.
https://lsx.vn/wp-admin/edit.php?tag=dieu-kien-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan
Công chức có thể góp vốn theo quy định của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức mới nhất trừ trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102