Chào luật sư. Hiện nay tình trạng tái phạm diễn ra khá phức tạp. Tái phạm là tình tiết phản ánh nhân thân xấu của người phạm tội, cũng là một yếu tố để xét tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu hết về tái phạm cũng như tái phạm nguy hiểm. Vậy Luật sư có thể cho tôi xin thêm thông tin về tái phạm và tái phạm nguy hiểm theo quy định của pháp luật không? Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tái phạm là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015, tái phạm có thể hiểu là một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp người này đã bị kết án; và chưa đủ điều kiện để được xóa án tích nhưng lại phạm tội mới và tội này được thực hiện do lỗi cố ý.
Hoặc người này phạm tội do vô ý chứ không phải cố ý nhưng lại là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy tái phạm tức là một người chưa được xóa án tích mà lặp lại hành vi phạm tội của mình do lỗi cố ý hoặc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều kiện xác định hành vi tái phạm
Như vậy, việc xác định tái phạm đối với trường hợp đã bị kết án mà phạm tội lại đòi hỏi:
Chủ thể chưa được xoá án tích về tội đã bị xét xử;
Tội mới phạm phải là tội cố ý hoặc là tội vô ý nhưng thuộc loại tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ về tái phạm
Năm 2019, A bị kết án tội “trộm cắp tài sản” và bị kết án tù 6 tháng. Năm 2021, A chưa được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội “cố ý giết người” thì sẽ bị coi là tái phạm.
Như vậy, không nhất thiết tội phạm lần sau phải là tội phạm mà người phạm tội đã bị kết án; chỉ cần thỏa mãn quy định về tái phạm thì sẽ bị coi là tái phạm.
Tái phạm nguy hiểm là gì?
Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015 thì tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc áp dụng phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
Tái phạm được quy định trong Bộ luật hình sự là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tái phạm nguy hiểm thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội; tính chất của tội phạm cao hơn so với tái phạm. Theo định của BLHS thì có hai trường hợp bị coi là tái phạm nguy hiểm.
Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng; tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm
Thứ nhất, Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
Thứ hai, Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015 thì tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm là căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc áp dụng phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
Tái phạm được quy định trong Bộ luật hình sự là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tái phạm nguy hiểm thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, tính chất của tội phạm cao hơn so với tái phạm. Theo định của BLHS thì có hai trường hợp bị coi là tái phạm nguy hiểm.
Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Ví dụ về tái phạm nguy hiểm
Năm 2017, B đã từng bị kết án tội cướp giật tài sản do cố ý. Năm 2019, B chưa được xóa án tích mà lại phạm tội tổ chức sử dụng trái phép ma túy đối với nhiều người cũng do cố ý thì sẽ bị coi là tái phạm nguy hiểm.
Phân biệt tái phạm và tái phạm nguy hiểm
Tiêu chí | Tái phạm | Tái phạm nguy hiểm |
Căn cứ pháp lý | Khoản 1 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 | Khoản 2 điều 53 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 |
Biểu hiện | Là trường hợp đã bị kết án; chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. | Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. |
Dấu hiệu xác định | Một là, người đó đã bị kết án Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. | Một là, người phạm tội đã tái phạm Hai là, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Ba là, người phạm tội lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. |
Quy định của bộ luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm h Điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015. Đối với một số tội quy định tái phạm có thể là tình tiết định khung của tội phạm; còn đối với những tội danh không quy định tái phạm; tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung thì đây có thể được coi là tình tiết tăng nặng để xác định mức phạt cụ thể. Do tái phạm; tái phạm nguy hiểm là tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội; quyết định cùng một hành vi mà người này có thể có mức phạt khác với người kia.
Ở một số tội phạm, tái phạm; hoặc tái phạm nguy hiểm được coi là một tình tiết định khung; hay còn có thể hiểu như là tình tiết cấu thành tội phạm. Khi tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm đã là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa.
Đối với việc áp dụng tình tiết tái phạm; tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì khi hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì dù có áp dụng bao nhiêu tình tiết tăng nặng cũng không làm người phạm tội phải chịu tội danh nặng hơn hay định khung hình phạt nặng hơn hành vi tội phạm mà người đó đã thực hiện; tức là Tòa án chỉ được phép tăng mức phạt trong cùng một khung hình phạt.
Mời bạn xem thêm
- Các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm hành chính
- Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?
- Phân biệt tội cướp tài sản và cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tái phạm và tái phạm nguy hiểm theo quy định của pháp luật” Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2, điều 17, bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”
Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có các đặc điểm sau:
– Mức độ nguy hiểm không lớn
– Mức hình phạt cao nhất là:
+ Phạt tiền
+ Phạt cải tạo không giam giữ
+ Phạt tù đến 03 năm