Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau như sau: Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên có những nguyên tắc nào cần tuân thủ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên cần lưu ý vấn đề gì? Những thắc mắc có liên quan đến vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
Giao nhau với đường không ưu tiên là gì?
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Đặc điểm của đường ưu tiên
Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Đường ưu tiên phải được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
+ Đường cao tốc;
+ Đường quốc lộ;
+ Đường đô thị;
+ Đường tỉnh;
+ Đường huyện;
+ Đường xã;
+ Đường chuyên dùng.
Trong nhiều trường hợp, việc xác định đâu là đường ưu tiên không hề đơn giản, đặc biệt nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức… Lúc này, người tham gia giao thông có thể dựa vào các biển báo trên đường để xác định điểm giao nhau với đường không ưu tiên.
Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
– Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
– Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
– Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau bị xử lý thế nào?
Nếu vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau; trừ các hành vi vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính hoặc không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.
Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
+ Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau. Trừ các hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
+ Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Dịch vụ đăng ký kinh doanh giấy phép lữ hành nội địa
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm những gì?
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục giấy đăng ký kết hôn online, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ; được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau; được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên; căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
– Đường cao tốc;
– Đường quốc lộ;
– Đường đô thị;
– Đường tỉnh;
– Đường huyện;
– Đường xã;
– Đường chuyên dùng.
Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.