Trong cuộc sống có thể chúng ta sẽ gặp phải trường hợp tài khoản ngân hàng bị phong trong một số trường hợp như sai sót từ phía ngân hàng hay vì nguyên nhân khác như là một biện pháp cưỡng chế trong cả tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Một câu hỏi được đặt ra khá nhiều đó là Tài khoản bị phong tỏa có nhận được tiền không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 23/2014/TT-NHNN
- Thông tư 02/2019/TT-NHNN
- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Tài khoản bị phong tỏa là gì?
Hiện nay, khái niệm Tài khoản bị phong tỏa không được định nghĩa chính thức trong các văn bản quy định của pháp luật thì có thể hiểu một cách đơn giản về Tài khoản bị phong tỏa là là việc tài khoản bị các tổ chức tín dụng khóa một phần hoặc toàn bộ trong một thời hạn nhất định mà không được thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trong thời gian bị phong tỏa khi vi phạm một số quy định được nhà nước ban hành theo quy định của từng ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật thì khi Tài khoản bị phong tỏa cũng là một trong các biện pháp cưỡng chế trong cả tố tụng dân sự và tố tụng hình sự sẽ được áp dụng đối với những người bị xử phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại khi có căn cứ để xác định người đó có tài khoản tại các tố tụng tín dụng, khi Tài khoản bị phong tỏa cũng sẽ được áp dụng đối với các tài khoản của cả những người khác nếu có căn cứ rằng trong tài khoản của những người này có số tiền liên quan đến những hành vi vi phạm, phạm tội của người bị buộc tội hoặc có căn cứ cho rằng chủ tài khoản tẩu tán tài sản để nhằm mục đích ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong quá trình điều tra, xét xử, giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào tài khoản bị phong tỏa?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN và Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trong đó bao gồm ngân hàng, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô,…) thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
1. Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
3. Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Tài khoản bị phong tỏa có nhận được tiền không?
Khi tài khoản bị phong tỏa thì chỉ được phong tỏa số tiền tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Nếu trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường; trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về phong tỏa tài khoản như sau:
“Điều 129. Phong tỏa tài khoản
1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.”
Theo đó, phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định, trong đó có trường hợp nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Ai có thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản?
Theo quy định thì không phải ai cũng có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành mới có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Theo quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biện pháp cưỡng chế.
Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự, việc phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án. Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản ngân hàng được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Còn trong hoạt động tố tụng hình sự, khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố chiếm đạt tài sản Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tài khoản bị phong tỏa có nhận được tiền không năm 2023”. đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký bảo hộ logo. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về phong tỏa tài khoản của người phạm tội
- Hành vi vận chuyển ma túy trong khu vực phong tỏa bị xử lý như thế nào?
- Lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản có lấy lại được không?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện:
1. Khi kết thúc thời hạn phong tỏa;
2. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
3. Tổ chức cung ứng dịch đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
4. Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản chung về việc đã giải quyết được tranh chấp tài khoản thanh toán.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Khi kết thúc thời hạn phong tỏa theo thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa chủ tài khoản/các đồng chủ tài khoản và Ngân hàng;
+ Khi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa;
+ Các trường hợp khác theo quy định của Ngân hàng.
Ngoài ta, việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 130 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về hủy bỏ biện pháp phong tỏa như sau:
“Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
1. Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.”
Theo quy định trên thì cơ quan công an phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thuộc một trong 04 trường hợp đã được pháp luật liệt kê.