Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng đang xảy ra ngày càng nhiều ở những người có chức vụ, quyền hạn. Vậy tác hại của tham nhũng là gì? Cách thức xử lý hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật hiện hành có thỏa đáng? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Tác hại của tham nhũng
Đối với ngân sách:
Ngân sách nhà nước là nguồn thu, chi cho tất cả các hoạt động của nhà nước ở trung ương cũng như địa phương. Tội phạm tham nhũng có nhiều hình thức, phương pháp thực hiện tham nhũng, mà một trong số đó là tham ô tài sản. Tham ô tài sản có thể coi như một tội cơ bản và dễ dàng nhận ra đối với tác hại kinh tế cho ngân sách, ngân quỹ.
Bên cạnh đó, còn có một số hành vi khác cũng tác động đến việc làm thất thoát, lãng phí ngân sách, ngân quỹ mặc dù có thể không trực tiếp hoặc không hoàn toàn làm thất thoát tiền trong ngân sách như:
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì trục lợi (điểm c);
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ vì trục lợi (điểm d);
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì trục lợi (điểm đ);
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điểm e);
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi (điểm i);
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi (điểm g).
CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng 2018.
Điểm chung giưa các hành vi này là người có chức vụ, quyền hạn sử dụng quyền lực của mình nắm giữ một cách sai trái tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngân sách, ngân quỹ của cơ quan đơn vị nhà nước, hoặc công ty, doanh nghiệp tư nhân để chiếm giữ tiền trong ngân sách, ngân quỹ. Cuối cùng dẫn đến mất đi một nguồn kinh phí lớn cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mà một khi có tham nhũng sảy ra đối với ngân sách, ngân quỹ sẽ để lại những hậu quả nặng nề.
Thứ nhất, nó góp phần bội chi ngân sách ngân quỹ, khiến cho cơ quan, doanh nghiệp phải đau đầu tìm giải pháp thu chi cho hiệu quả. Kể cả trường hợp tác động không quá lớn vào ngân sách thì nó cũng làm mất đi một lượng lớn tiền đầu tư vào các khoản chi. Như vậy sẽ không có các khoản chi cho những lĩnh vực nào đó do thiếu tiền hoặc vì thế mà lại phải thu thêm tiền vào.
Thứ hai, tham nhũng ảnh hưởng đến chức năng của ngân sách nên hoạt động của cơ quan đơn vị bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí hoạt động. Về lâu dài việc này dẫn tới hiệu quả làm việc của cơ quan tổ chức đó giảm sút kéo theo kết quả đạt được không cao, sản phẩm tạo ra không đạt chỉ tiêu về chất lượng.
Đơn giản hoạt động của một cơ quan hành chính nhà nước mà thiếu hụt ngân sách do tham nhũng, khi chưa tạm ứng được nguồn ngân sách từ tuyến trên và không có giải pháp để giải ngân ngân sách bị rút ruột tham ô thì các khoản chi cho hành động của cơ quan hành chính đó sẽ không còn từ đó ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan.
Hậu quả sau cùng là một phần hoặc tất cả hoạt động của cơ quan đó bị kém hiệu quả. Một khi kết quả đạt được không cao nó sẽ khiến cho kết quả đạt được đó tạo ra giá trị thấp cho xã hội. Phần kết quả mất đi do có tham nhũng cũng sẽ tạo ra được tiền cho xã hội. Tuy nhiên thật đáng tiếc là kết quả đó-số tiền đó bị lãng phí.
Thứ ba, tham nhũng tiền trong ngân sách làm thiếu hụt ngân sách buộc phải tăng thêm tiền trong thu ngân sách. Đây là một hậu quả hết sức quan trọng tăng thêm tiền vào các khoản thu ngân sách dẫn đến nhiều hậu quả khác.
Đơn cử, đó là tăng thuế, tuy nhiên tăng thuế là một vấn đề nhạy cảm và không phải lúc nào cũng tăng được. Trong kinh tế học, người ta đã chỉ ra rằng tăng thuế lên nhiều có thể dẫn đến nghèo hoá một bộ phận dân cư, khiến cho đất nước đã nghèo còn nghèo hơn, hoặc nghiêm trọng là ý chí bất hợp tác, bức xúc trước chính sách thuế này của chính phủ, dẫn tới biểu tình, bạo loạn.
Ngoài ra, việc thu thêm thuế, phí cũng như các nguồn thu khác cũng là một điều dẫn tới tình trạng chỉ tìm được giải pháp tạm thời chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, chưa giải quyết được vấn nạn mà lâu dài chỉ làm cho vấn đề phức tạp hơn.
Cái căn nguyên gây lãng phí ở đây là tham nhũng, thế nhưng nếu giải pháp đưa ra là tăng khoản thu mà không diệt tham nhũng thì vẫn cứ để cho tham nhũng thừa cơ gây hại. Sau cùng thu vào càng nhiều thì tham nhũn phát triển cũng chiếm đoạt càng lắm. Như vậy chỉ có hại cho người dân.
Thứ tư, tham nhũng gây thất thoát cho ngân sách. Như đã nói, nói gây bội chi nên xét từ đầu chí cuối tham nhũng làm giảm nguồn thu của ngân sách. Với tình hình đó có thể tính tỉ lệ thất thoát trong một lĩnh vực kinh tế giữa tiền thu vào và tiền tham nhũng thì tỉ lệ cứ mười đồng thu vào lại có ít nhiều vài đồng bị chiếm hữu bất hợp pháp do tham nhũng, hoặc có lĩnh vực khác tỉ lệ tham nhũng cao hơn rất nhiều so với tiền thu vào ngân sách.
Nó gây hậu quả lãng phí lớn cho kinh tế nhà nước và thiệt hại toàn dân. Hiện nay trên thế giới còn có những cơ quan chuyên nghiên cứu, thông kê những số liệu này và ở nhiều nơi con số lên đến rất cao.
Thứ năm, tham nhũng khiến cho ngân sách không đủ tiền để chi cho các khoản chi đặc biệt là trong chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Do không được chi tiền để phục hồi và phát triển kinh tế, nền kinh tế đất nước sẽ chậm phát triển, khó trả nợ nước ngoài.
Lại nói về trả nợ nước ngoài, hiện nay, Việt nam đang là nước đang phát triển, nước nước ngoài chưa cao nhưng không phải là chúng ta không nợ và dễ trả nợ. Nên cần có một tiềm lực kinh tế đủ mạnh để trả nợ đặc biệt là nợ công. Nợ công vô cùng cao và khó khăn trong việc trả nợ, phải có thời gian tránh vỡ nợ công. Nếu như tham nhũng ngân sách hoạt động mạnh vào thời điểm này thì là một vấn đề cũng rất khó khăn cho chúng ta.
Đối với khu vực tư nhân:
Trong khu vực tư nhân, tham nhũng cũng để lại những hậu quả khó khăn về nhiều phương diện cho chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân người công nhân và cả thị trường kinh doanh. Xét về dấu hiệu, đặc điểm, tham nhũng trong môi trường tư có những dấu hiệu nhận biết riêng ít nhiều phản ánh bản chất cũng như quá trình hoạt động của nó. Chẳng hạn như:
- Tham nhũng trong khu vực tư nhân diễn ra không phức tạp bằng tham nhũng trong khu vực nhà nước. Trong nhiều trường hợp, quy mô, phạm vi, mức độ nghiêm trọng không nhiều bằng trong môi trường nhà nước. Tuy nhiên vẫn cần phải nói rằng , trong môi trường tư tham nhũng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
- Trong tham nhũng ở các công ty, tập đoàn tư nhân, có một mô hình tham nhũng là hình một liên minh cán bộ-doanh nghiệp để trục lợi. Việc hình thành liên minh này thường dựa trên quan hệ xã hội và có tính bảo mật thông tin khá tốt, ít tiếp cận từ bên ngoài được. khi thành lập các mô hình tham nhũng kiểu này, tính “lợi ích nhóm” đặt lên rất cao và có chia trác tài sản tham nhũng theo tỉ lệ giữa những người trong nhóm.
- Tham nhũng trong khu vực tư nhân chủ yếu gây hậu quả về kinh tế trong khi tham nhũng trong khu vực nhà nước gây ra cả hậu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quản lý nhà nước.
- Tham nhũng trong khu vực tư thường là những vụ án, vụ tham nhũng nhỏ trong khi tham nhũng lớn thường là trong khu vực nhà nước hoặc ít nhiều có lien hệ đến người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước.
- Pháp luật nước ta nói chung hiện nay quan tâm diệt trừ tham nhũng trong khu vực nhà nước nhiều hơn là khu vực tư nhân.
Với những đặc điểm như vậy, tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân đã có sự phát triền rộng khắp trong những năm gần đây và tác hại của nó đánh giá chung càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Số tiền bị tham nhũng vẫn đang lớn dần theo thời gian.
Chính những điều này đã tạo ra các tác hại tiêu cực của nó. Tham nhũng làm kìm hãm sự phát triển của công ty, xí nghiệp, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ròng. Ví dụ, một công ty có tham nhũng xảy ra, người thực hiện hành vi tham ô là cấp trưởng phòng. Hành vi của trưởng phòng công ty này nếu nói về tác hại làm mất tài sản chung của công ty, dẫn đến vốn công ty sụt giảm không đủ tiền mua trang thiết bị mới cho dây truyền sản xuất.
Từ dó, sản phẩm sản xuất ra không bán được do giá cao mà nguyên nhân dẫn tới giá cao lại chính là năng suất lao động kém do dây truyền sản xuất lạc hậu. Nhìn vào ví dụ đưa ra, chúng ta có thể thấy mức độ sụt giảm giá trị do tham nhũng để lại trong lĩnh vực kinh tế đối với môi trường tư nhân một cách rõ ràng hơn, nhưng dó chưa phải là tất cả.
Một số hành vi như đưa, nhận, môi giới hối lộ giữa các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, người có chức quyền trong lĩnh vực kinh tế hoặc giữa doanh nghiệp với đối tác làm ăn hoặc với bên thứ ba thường xuyên diễn ra trong kinh doanh. Chính điều này dẫn đến tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường, bất bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Cũng nói về hối lộ, có thể nói doanh nghiệp thành công cần nhiều yếu tố. Nhưng trong cơ chế “ngầm” của thị trường hiện nay một trong số các yếu tố đó là tiền hoa hồng cho giới chức lãnh đạo, người có quyền lực, cơ quan nhà nước. Quy luật ngầm này hình thành khi có cạnh tranh không lành mạnh diễn ra và lý do chính hiện nay là sự nhũng nhiễu, vòi vĩnh của các cán bộ,công chức nhà nước làm bên lĩnh vực thương mại.
Theo thời gian lâu dài nó hình thành một quy luật mà các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Tính về thiệt hại, số tiền hoa hồng, đút lót này thực sự không nhỏ đặc biệt là hối lộ ở các công ty lớn. Chưa dừng lại ở đó, một khi đạo đức người làm trong cơ quan nhà nước đi xuống thì tính sách nhiễu, phiền hà, quan liêu càng tăng.
Người có chức có quyền thường thực hiện các hành vi được quy định trong Luật phòng chống tham nhũng 2018 như: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì trục lợi, lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi, nhũng nhiễu vì vụ lợi, không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi để tham nhũng tiền của doanh nghiệp.
Hiện tại, Luật thương mại 2005 đã tạo ra nhiều quy định thông thoáng, nới lỏng hơn nhầm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên cũng theo hệ thống pháp luật nói chung thì tính chi phối của cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền vẫn đang còn cao.
Điều này làm họ thường sử dụng nó để gây sức ép với doanh nghiệp, gây khó khăn trong hoat dộng cho các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải tốn thời gian để giải quyết những phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn gây ra và ảnh hưởng đến kết quả làm việc.
Chẳng hạn, doanh nghiệp làm hồ sơ xin chuyển đổi loại hình kinh doanh, nhưng cơ quan có thẩm quyền lợi dụng việc thực hiện thủ tục rườm rà, mất thời gian nên tìm cách ngưng trệ, kéo dài thời gian giải quyết. điều này khiến cho doanh nghiệp lung túng, mất nhiều cơ hội trong làm ăn cũng như lợi ích nhất định. Một tác hại cần phải nói nữa là tham nhũng làm mất đi con đường phát triển của hàng loạt doanh nghiệp trong cả nước trên diện rộng vì lỗi từ chính sách phát triển và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Ví dụ: Nhà nước có chế độ ưu tiên phát triển kinh tế công nghiệp cơ khí. Nhằm làm cho công nghiệp nặng phục hồi và đi lên nhanh chóng đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng đặt ra. Tuy nhiên trong cơ quan nhà nước có một lãnh đạo cấp cao làm phụ trách dự án này tham ô hàng nghìn tỷ đồng.
Hậu quả gây ra cực lớn, thiếu vốn cho doanh nghiệp hoạt động. dẫn đến kết quả không đạt chỉ tiêu, sản phẩm cơ khí làm ra không nhiều. Như vậy nhìn lại từ hành động này dẫn tới tác hại giảm doanh thu của doanh nghiệp cơ khí.
Hoặc tham nhũng ở môi trường nhà nước phát sinh tuy chỉ là gián tiếp từ lãnh đạo làm việc ở lĩnh vực khác hoặc không liên quan đến lĩnh vực kinh tế đó như làm căn nguyên ảnh hưởng đến chính sách pháp luật về một lĩnh vực kinh tế thì cuối cùng tác hại vẫn là doanh nghiệp.
Họ phải chịu những tác hại âm thầm từ nhà nước như mất công nhân, cắt giảm nguyên liệu đầu vào…. mà không hề hay biết. Tham nhũng phát triển một cách sâu rộng, các doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng nhiều. Trong nhiều trường hợp, tâm lý chủ doanh nghiệp sẽ cảm thấy khó khăn khi lựa chọn con đường kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định trong đầu tư, phát triển doanh nghiệp.
Tâm lý lo ngại này tiến triển phát sinh tiêu cực các doanh nhân từ bỏ ý định kinh doanh. Xét ở phạm vi hẹp, nó có hại cho chính doanh nghiệp đó phải giải thể, xét ở phạm vi rộng nó làm nền kinh tế nhà nước đi xuống. Các khoản tiền thu phí, lệ phí, thuế từ doanh nghiệp đối với nhà nước cũng không còn, từ đó làm giảm ngân sách.
Đối với nền kinh tế:
Tính trên diện rộng cả nền kinh tế, tham nhũng sẽ có một tác hại vô cùng lớn. Nó làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Trong các trường hợp, vì trục lợi cá nhân mà người có chức vụ quyền hạn sẽ tìm cách chiếm hữu trái phép tài sản tham nhũng dẫn đến mất trắng một lượng giá trị vật chất vô cùng lớn nếu xét rộng trên phạm vi toàn xã hội.
Thiệt hại quy đổi sang tiền này nếu đem đầu tư phát triển nền kinh tế sẽ có một kết quả vô cùng lớn. Chí ít, cũng có cả hàng loạt công trình phục vụ nền kinh tế được xây dựng, hoặc tạo ra hiệu quả trên thực tiễn đối với dự án phát triển kinh tế của nhà nước hay đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra không ít giá trị tài sản.
Tham nhũng làm mất đi một lượng lớn tiền của của nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, từ đó các chủ thể này không có tiền để phát triển kinh tế. Hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vì thế mà giảm sút. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp dần đi dẫn đến thị trường kinh tế kém phát triển đi. Một ngành nghề kém phát triển có thể kéo theo một hoặc nhiều nghành nghề khác kém phát triển, dẫn đến thực trạng cả nền kinh tế bị ảnh hưởng.
Tham nhũng làm mất đi một lượng tiền của nhân dân hặc một bộ phận chủ thể phục vụ cho cả nhân người có chức có quyền từ đó dẫn đến người dân bị mất tiền để đầu tư, phát triển vào nền kinh tế.
Tham nhũng khiến không thể đủ ngân sách để chi cho các khoản chi phát triển nền kinh tế, hụt rỗng, xuống cấp các dự án, công trình xây dựng cho sự phát triển kinh tế, hành vi tham nhũng còn gây ảnh hưởng đến các chương trình hành động của chính phủ nhằm phát triển kinh tế.
Nó làm giảm hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, xâm phạm các hoạt động của nhà nước về lĩnh vực kinh tế. Những điều này tác động trực tiếp lên nền kinh tế. Vì vậy, tham nhũng tác động đến các công ty và toàn hệ thong chính trị nên chi phối tiêu cực cho nền kinh tế, giảm chỉ số GNP, tổng sản phẩm quốc dân ở một góc độ nhỏ.
Đối với người dân:
Trong một nền kinh tế, người dân nói chung là người tiêu dùng cho các sản phẩm của doanh nghiệp sản suất. Thị trường kinh tế phát triển, thị trường người tiêu dùng cũng có nhiều khởi sắc, còn nếu nền kinh tế bị ảnh hưởng mà ở đây là vì tham nhũng, thì thị trường người tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng ở những khía cạnh nào đó.
Ta thấy, với công dân do là những người chi trả tiền để mua sản phẩm nên họ phải chụi mức giá từ phía nhà sản xuất. Tuy nhiên, tham nhũng có ở rất nhiều hoạt động thương mại, từ sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, quảng cáo,… Và chính vì vậy trong suốt quá trình một sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó phải trải qua rất nhiều giai đoạn chi trả tiền cho tham nhũng.
Tổng thiệt hại tiền bỏ ra này được doanh nghiệp cộng hết nâng cao giá sản phẩm để tránh thua lỗ. Nên người dân đang ngầm trả tiền cho các cá nhân tham nhũng . Nói cách khác, đây được coi như một dạng thuế không chính thức (unofficial tax) đánh vào dân.
Điều này khiến người dân mất đi một khoản tiền lớn tính trên diện rộng nền kinh tế, gây nghèo hoá đất nước,đặc biệt là tác động tiêu cực với những người nghèo vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.
Để thấy được tác hại của tham nhũng đối với người dân ta cùng điểm qua một số hành vi như sau:
- Tham ô tài sản: đây là hành vi hút rỗng nguồn tài chính khu vực ngoài nhà nước dẫn đến hậu quả như doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất đi xuống. Người dân sẽ nhận được những sản phẩm có chất lượng kém, cũng có thể là số lượng sản xuất sản phẩm của công ty ít hoặc công ty phải nâng giá sản phẩm để trả cho số tiền bị tham nhũng. Trong môi trường nhà nước, nó xâm phạm tiền chi cho các hoạt động của nhà nước dẫn đến tác dụng phục vụ xã hội của các khoản chi này kém đi. Hàng loạt lợi ích từ hoạt đọng Nhà nước bị lãng phí, khiến nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề.
- Nhận hối lộ: hành vi này kiến công dân phải xác định mất tài sản để đổi lại lợi quyền trong thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp, nhận những hỗ trợ về y tế, giáo dục, tài chính, hưởng thụ văn hoá …
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản: tội này tác động trực tiếp lên công việc giữa công dân và người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ . Vì tuân thủ pháp luật mà công dân đã phải làm theo yêu cầu của người có chức vụ, quyền hạn sau đó bị chiếm giữ trái phép tài sản, gây thiệt hại kinh tế trực tiếp cho công dân trong quá trình làm việc chấp hành nghĩa vụ công dân với cơ quan nhà nước.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ vì vụ lợi: Đây là hành vi sử dụng chức quyền như một công cụ để phạm tội. Người có chức, có quyền đã dựa vào thế mạnh vị trí công tác của mình để có các hành vi vi phạm pháp luật nhằm chiếm giữ trái phép tài sản của công dân trong quá trình làm việc. Nó gây mất tài sản, thiệt hại tài chính cho người dân.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: Hành vi này xâm phạm trái phép quyền sở hữu tài sản của người khác, sử dụng quyền lực một cách tuỳ tiện không được pháp luật cho thẩm quyền sử dụng để trục lợi. Trong trường hợp này, người dân phải đối mặt với việc chấp hành những quyết định, quy định không đúng từ phía người có chức quyền để từ đó bị mất tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: hành vi này cũng giống các hành vi kể trên đều sử dụng chức vụ quyền hạn một cách sai trái để trục lợi. Nó tác động đến một hoặc nhiều cá nhân chủ thể để họ làm hay không làm một công việc nhất định cho người có chức vụ, quyền hạn. Ở đây có thể là công dân hoặc người thứ ba nhưng đều có hậu quả chung là kiếm lợi bất chính từ phía người dân.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi: hành vi này có thể thấy thông qua một số ví dụ như thu thuế khống, thu phí khống từ phía người dân, làm giả hoá đơn, chứng từ giữa các bên trong đó có người dân để chiếm đoạt tiền từ phía công dân. Tác hại của nó là người dân không biết mình bị nộp tiền khống và phải chấp nhận nộp số tiền đó cho chính các cơ quan nhà nước, đặc biệt là từ các cá nhân, cơ quan thanh quyết toán.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi: hành vi này tác động gián tiếp đến cá nhân công daan. Nhưng, nó cũng gây bất công trong hoạt động của cơ quan công quyền dẫn tới làm sai chức năng của cơ quan công quyền. Điều này khiến cho chức năng phục vụ người dân của cơ quan công quyền bị ảnh hưởng. Gây ảnh hưởng tiêu cực ở một mức độ nhất định đối với đời sống xã hội của công dân.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi: Tài sản công vốn sử dụng vì mục đích công là công cụ tạo ra lợi ích cho nhân dân. Việc sử dụng trái phép tài sản công khiến công dân bị mất đi một phương tiện hỗ trợ để tạo ra lợi ích cuộc sống.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi: hành vi này tác động trực tiếp đến cá nhân người công dân, gây khó khăn trong quá trình làm việc với người có chức quyền, cơ quan nhà nước và tiếp cận các chính sách của nhà nước đối với công dân. Sự vòi vĩnh, đòi hỏi từ phía cán bộ là biểu hiện của hành vi này. Nó buộc người dân phải có các hành động để có được những quyền lợi đáng ra họ phải được đảm bảo như: đưa hối lộ,…
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm cụ, công vụ vì vụ lợi: Đây là hành vi khiến cho chức năng của nhiệm vụ công vụ dược giao bị thay đổi, làm giảm tác dụng của các hoạt động nhiệm vụ công vụ đó dẫn đến hiệu quả của nó đối với người dân không những bị giảm sút mà trong một số trường hợp còn xâm phạm lợi ích, tài sản của nhân dân.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái phép pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi: Đây là một hành vi làm bao che cho người phạm tội, ảnh hưởng tính minh bạch của pháp luật tạo cơ hội cho những hành vi vi phạm pháp luật, sai trái của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức có cơ hội phát triển. Từ đó nuôi dưỡng cái sai phạm của bộ máy nhà nước làm cho các công việc sai phạm này gay hậu quả vật chất thực tiễn đối với người dân.
Đối với phát triển đất nước:
Tham nhũng làm hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên sai làm. Vì động cơ vụ lợi các cá nhân có chức vụ, quyền hạn sẵn sàng vi phạm các quy định của pháp luật. Như vậy xét ở tầm vĩ mô, nó làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, nói cách khác là làm chệch quỹ đạo phát triển đất nước vì khi cơ quan nhà nước hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến chức năng phát triển đất nước bị suy giảm.
Tham nhũng gây hậu quả to lớn về kinh tế. Mà kinh tế là lĩnh vực trụ cột của mỗi quốc gia. Trong phát triển đất nước, quốc gia nào cũng lấy kinh tế làm phát triển trọng tâm vì kinh tế có sự chi phối đến tất cả những lĩnh vực còn lại.
Khi kinh tế phát triển chậm lại thì các lĩnh vực khác cũng khó có cơ hội phát triển cao. Vậy nên tham nhũng gây hậu quả về kinh tế cũng là kéo đi xuống tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là những vụ tham nhũng nghìn tỷ đồng, chục tỷ đồng. Khó có khả năng phục hồi cho kinh tế đất nước để phát triển đất nước những vụ án tham nhũn lớn như vậy.
Nó gây hao tốn nhân vật lực, thời gian, tiền của để khắc phục. Nếu có số liệu thống kê, ta thấy cứ mỗi vụ thất thoát tiền nghìn tỷ, chục nghìn tỷ như vậy sẽ mất một thời gian dài để đất nước phát triển trở lại nếu như số tiền đó không bị tham nhũng.
Những vấn đề chung về tham nhũng?
Hiểu đơn giản, tác hại kinh tế của tham nhũng là hậu quả để lại tính bằng số tiền bị tham nhũng tác động vào nền kinh tế và lĩnh vực kinh tế nói chung. Tác hại kinh tế của tham nhũng thì có nhiều và tuỳ vào phạm vi tính đến, ta sẽ thấy ảnh hưởng của chúng với nền kinh tế là khác nhau.
Ví dụ như hành vi tham ô tài sản trong xí nghiệp nhà nước: ăn bớt nguyên liệu đầu vào của dây chuyền sản xuất. Xét ở phạm vi hẹp, nó làm mất tiền của của nhà nước, xét ở phạm vi rộng hơn nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó bất lợi cho người tiêu dùng.
Mặt dù họ vẫn phải trả giá ngang với giá sản phẩm tốt. Xét ở phạm vi rộng hơn nữa nó ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh đó, khi gặp phải vấn nạn hàng kếm chất lượng, nhất là khi đây là một công ty lớn thì tầm ảnh hưởng đến thị trường càng cao, khiến thị trường sản phẩm phải đau đầu tìm cách khắc phục.
Tác hại của tham nhũng kinh tế có thể có ở nhiều nơi trong nền kinh tế. Thuật ngữ “vùng cấm” trong tham nhũng dường như không có hoặc không nhiều. Tuy nhiên, có điều tuỳ thuộc vào từng thời kỳ mà tác hại của tham nhũng về kinh tế là lớn hay nhỏ.
Về cơ bản các con đường dẫn đến tác hại của tham nhũng về kinh tế chính là các hành vi tham nhũng được quy định trong Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018. Nếu xét về bản chất, tác hại của tham nhũng về kinh tế khác tác hại về chính trị ở chỗ:
- Tác hại của tham nhũng kinh tế là tác hại suông, chỉ đo bằng tài sản tham nhũng. Mặc dù có tác hại trên nhiều khía cạnh khác nhưng tự chung lại chỉ trong lĩnh vực kinh tế.
- Tác hại về kinh tế tuy nguy hiểm, nhưng xét về diện rộng nó không bao phủ những lĩnh vực chính trị khác. Còn tác hại về chính trị có phạm vi bao trùm to hơn, tác động đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Bên cạnh đó tác hại về lĩnh vực kinh tế dễ đánh giá, tìm hiểu hơn so với tác hại trong lĩnh vực chính trị. Ở góc độ tiếp cận này chúng ta có thể thấy nó chỉ đơn giản là các hành vi làm giàu bất hợp pháp, làm thất thoát, thất thu tiền của nhà nước.
Còn, với tác hại về văn hoá, xã hội, nó khác là ở chỗ: Tác hại về kinh tế tựu chung là tác hại về mặt giá trị và được đo bằng tiền còn tác hại về văn hoá , xã hội là tác hại trung tâm là đạo đức, từ suy thoái đạo đức, xâm phạm các giá trị đạo đức tốt đẹp sẽ kéo theo một nền tảng xã hội bị ảnh hưởng về chất lượng sống và chất lượng làm việc của một số cơ quan nhà nước dễ bị tổn thương.
Có thể bạn quan tâm:
- Có bao nhiêu hành vi tham nhũng theo pháp luật quy định hiện nay?
- Công chức trả lại quà thế nào để không tham nhũng
- Thông tư 145/2020/TT-BCA bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tác hại của tham nhũng là gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty hợp danh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, tạm ngừng doanh nghiệp, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 thì “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi“.
Đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.