Xin chào Luật sư X! Hiện nay theo quy định của pháp luật đối với công chức thì công chức khi hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được khen thưởng và khi vi phạm thì bị kỷ luật. Tôi muốn hỏi Luật sư về tác dụng của khen thưởng và kỷ luật đối với công chức. Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn.
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP
- Luật Cán bộ, công chức 2008
- Nghị định 91/2017/NĐ-CP
- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003
Khen thưởng công chức
Các trường hợp được khen thưởng
Theo quy định tại Điều 76 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức được khen thưởng trong các trường hợp sau:
- Công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
- Công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
Hình thức khen thưởng
Theo Chương III Nghị định 91/2017/NĐ-CP, các hình thức khen thưởng bao gồm:
- Huân chương
- Huân chương Sao vàng
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Độc lập hạng nhất
- Huân chương Độc lập hạng nhì
- Huân chương Độc lập hạng ba
- Huân chương Quân công hạng nhất
- Huân chương Quân công hạng nhì
- Huân chương Quân công hạng ba
- Huân chương Lao động hạng nhất
- Huân chương Lao động hạng nhì
- Huân chương Lao động hạng ba
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba
- Huân chương Chiến công hạng nhất
- Huân chương Chiến công hạng nhì
- Huân chương Chiến công hạng ba
- Huân chương Đại đoàn kết dân tộc
- Huân chương Dũng cảm
- Huân chương Hữu nghị
- Huy chương
- “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”
- “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
- “Huy chương Hữu nghị”
- Kỷ niệm chương và Huy hiệu
- Bằng khen, giấy khen
Kỷ luật công chức
Các hành vi vi phạm
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, các hành vi bị xử lý kỷ luật bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Các hình thức kỷ luật đối với công chức
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
- Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
- Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật.
- Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
- Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Công chức
Khái niệm công chức
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nghĩa vụ của công chức
Nghĩa vụ của công chức với Đảng, Nhà nước và nhân dân bao gồm:
- Trung thành với Đảng, Nhà nước, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trông cơ quan, đơn vị
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của vệc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định
- Các nghĩa vụ khác do luật định.
Công chức không được làm những việc liên quan đến đạo đức công vụ, nghĩa vụ liên quan đến bí mật nhà nước, sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự.
Quyền của công chức
- Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, được bảo đảm trang, thiết bị và các điều kiện làm việc khác; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
- Quyền về tiền lương và chế độ liên quan đến tiền lương: được nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi khi làm việc ở vùng, miền có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Quyền về nghỉ ngơi: được nghỉ lễ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp khồn sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hnagf năm do yêu cầu nhiệm vụ thì được thanh toán tiền cho những ngày không nghỉ.
- Các quyền khác: được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia hoạt động kinh tế-xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nếu bị thương hoặc hi sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ…
Phân loại công chức
Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
- Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
Tác dụng của khen thưởng và kỷ luật đối với công chức
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003: khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tinh thần đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công . Thực hiện tốt công tác khen thưởng sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết của tập thể; làm cho mỗi cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
Như vậy, khen thưởng có vai trò khích lệ, động viên kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc, phát huy vai trò nêu gương tốt cho các cá nhân khác phấn đấu, đồng thời thúc đẩy các cá nhân khắc phục khuyết điểm, yếu kém, cố gắng vươn lên.
Với công chức, kỷ luật sẽ giúp họ sống và làm việc theo khuôn mẫu, chuẩn mực. Kỷ luật làm cho cá nhân công chức sống có trách nhiệm với bản thân, với tập thể, với xã hội.
Kỷ luật được nâng cao sẽ hạn chế được các tệ nạn, hành vi có tác động xấu đến trật tự xã hội, các hành vi vi phạm quy định, vi phạm pháp luật; góp phần nâng cao lối sống của xã hội, giảm tình trạng vi phạm kỷ luật, thúc đẩy phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, kỷ luật còn giúp cho bộ máy Nhà nước vững mạnh và là tấm gương cho các cá nhân trong xã hội noi theo.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tác dụng của khen thưởng và kỷ luật đối với công chức”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, xin cấp phép bay flycam… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này
Việc tặng thưởng Giấy khen được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua theo chuyên đề, hoặc hoàn thành một hạng mục công trình và do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định.