Hiện nay theo quy định thì sửa nhà hiện nay có cần xin phép hay không? Nhà của tôi có bị xuống cấp nên tôi muốn sửa chữa lại nhà ở. Tuy nhiên trước đây đây là đất của ba mẹ tôi để lại, trên giấy chứng nhận vẫn còn thể hiện rằng đây là đất nông nghiệp. Sau này thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên tôi nhưng vẫn còn là đất nông nghiệp. Vậy theo quy định hiện hành thì sửa nhà trên đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Nếu như muốn sửa nhà trên đất nông nghiệp thì làm như thế nào? Tôi nghe nói hiện nay luật không cho phép thực hiện sửa nhà trên đất nông nghiệp như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Sửa nhà trên đất nông nghiệp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Các trường hợp cần xin cấp phép sửa chữa nhà là gì?
Hiện nay có một số trường hợp nhất định mà sửa chữa nhà thì cũng cần xin giấy phép. Tuy nhiên cũng có trường hợp mà sửa nhà thì không cần xin phép. Bởi vì khi sửa chữa nhà đôi lúc cũng có ảnh hưởng đển các công trình, nhà ở bên cạnh hay thuộc sự quản lý chung của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Vậy có một số trường hợp cần xin cấp phép sửa chữa nhà, Sửa nhà trên đất nông nghiệp hiện nay được quy định như sau:
Theo khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
- Trường hợp 1: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình.
- Trường hợp 2: Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Vậy thì nếu không nằm trong 02 trường hợp trên thì các hạng mục sửa chữa cải tạo nhà đều phải xin giấy phép bao gồm:
- Làm thay đổi kết cấu chịu lực
- Làm thay đổi công năng sử dụng
- Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình
- Làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc
Theo quy định tại khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định chung về cấp giấy phép xây dựng và các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
- đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
Sửa nhà trên đất nông nghiệp như thế nào?
Hiện nay vấn đề sửa nhà trên đất nông nghiệp hiện nay được quy định cụ thể hơn và được nhiều người quan tâm. Quy định hiện nay không cho phép việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp vì nó sai mục đích. Vậy đối với việc sửa nhà trên đất nông nghiệp như thế nào? Có bao nhiêu trường hợp cần sửa nhà trên đất nông nghiệp. Hiện nay những quy định chi tiết về sửa nhà trên đất nông nghiệp hiện nay gồm những quy định cụ thể như sau:
Theo luật Đất đai, nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp đều nhằm mục đích trên:
“Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;” (điểm h khoản 1 điều 10).
Sử dụng đất đúng mục đích là một nguyên tắc (điều 6) và pháp luật nghiêm cấm những hành vi sử dụng đất sai mục đích (điều 12). Như vậy, nhà ở không thuộc trường hợp được cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp. Để có thể xây dựng nhà ở thì diện tích đất nông nghiệp này cần phải được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Theo quy định của pháp luật hiện hành việc chuyển mục đích sử đụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải có sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của luật Xây dựng (khoản 3 điều 12). Vì vậy việc tiến hành xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi trái pháp luật có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền theo quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phéo xây dựng (điểm a khoản 7 điều 13), ngoài ra còn bị buộc phải khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm, như tháo dỡ nhà, công trình… đã xây dựng trên đất.
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà như thế nào?
Hiện nay đối với những trường hợp luật định thì sửa nhà cũng cần xin giấy phép. Vậy khi sửa chữa nhà ở thì có phải tất cả mọi tình huống đều cần xin giấy phép hay không? Cần chuẩn bị những gì để xin giấy phép sửa chữa nhà ở? Sửa chữa nhà ở nông thôn thì có cần xin giấy phép sửa chữa nhà ở không? Những thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở hiện nay có những nội dung cụ thể và được chúng tôi phân tích gồm có:
Bên cạnh những quy định mới về sửa chữa nhà ở bạn còn cần chuẩn bị bộ hồ sơ thủ tục đầy đủ để có thể nhanh chóng được chấp thuận thi công sửa nhà!Nếu thi công sửa chữa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực, kiến trúc ngôi nhà cần xin giấy phép sửa chữa, nộp hồ sơ Xin phép sửa chữa tại UBND cấp Quận/Huyện.
Điều 47, Nghị định số 15/2021/NĐ/CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo tạo công trình cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
- Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
- Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10x15cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
- Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”
Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà vào khoảng 20 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà gồm những gì?
Xin giấy phép sửa chữa nhà ở hiện nay đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên để yêu cầu sửa chữa nhà ở được đáp ứng, chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận nhất. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đúng và đủ, đồng thời cũng cần biết đến nơi cơ quan nộp hồ sơ này để nộp hồ sơ và được chấp thuận trong thời gian sớm nhất có thể theo quy định. Bên cạnh đó thì Theo quy định hiện hành thì hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở gồm những tài liệu như sau:
Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sữa chữa, cải tạo công trình, cụ thể như sau:
“Điều 47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
5. Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”.
Như vậy để xin cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo công trình bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP);
– Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật;
– Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo và ảnh chụp hiện trạng các công trình và các công trình lân cận trước khi sữa chữa và cải tạo;
– Hồ sơ thiết kế sữa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình được quy định cụ thể theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP;
– Đối với những công trình là công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Sửa nhà trên đất nông nghiệp như thế nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Sửa nhà trên đất nông nghiệp như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra mã số thuế cá nhân… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Các Bạn nộp hồ sơ Xin phép sửa chữa tại của Uỷ ban nhân dân cấp Quận/Huyện. Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Hồ sơ kiểm định;
– Bản vẽ xin phép sửa chữa;
– Chủ quyền ngôi nhà;
– Lệ phí trước bạ;
– Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;
Theo khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định về các loại giấy phép xây dựng như sau:
– Giấy phép xây dựng gồm 03 loại giấy phép:
+ Giấy phép xây dựng mới;
+ Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
+ Giấy phép di dời công trình.
Theo Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm trật xây dựng như sau:
– Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.