Thưa luật sư, tôi muốn xây dụng nhã hiệu thịt trâu gác bếp biên cương riêng của mình. Vì mới vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực này. Luật sư có thể tư vấn cho tôi Sự khác nhau của nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường như thế nào? Lựa chọn loại hình nào là tốt nhất? Quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Sự khác nhau của nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật
Các khái niệm về nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( Luật SHTT) sửa đổi bổ sung năm 2009 có đưa ra định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 về nhãn hiệu đó là “dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là các loại nhãn hiệu thuộc về nhãn hiệu hàng hóa cũng như nhãn hiệu dịch vụ. Trong đó:
- Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 đã nêu ở trên.
- Nhãn hiệu tập thể được quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 là “nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”
- Nhãn hiệu chứng nhận được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 là “nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.”
Sự khác nhau của nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường
Điểm tương đồng:
Nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đều mang bản chất là những dấu hiệu có tính phân biệt, do đó, cả ba loại nhãn hiệu trên sẽ có những điểm giống nhau sau đây:
- Thứ nhất, nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đều là đối tượng được pháp luật bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu có chức năng cơ bản và quan trọng nhất là hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất với nhau.
- Thứ hai, nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đều có chung điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật SHTT năm 2005 là: dấu hiệu nhìn thấy được và khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Luật SHTT của Việt Nam không quy định dấu hiệu mùi, âm thanh có thể bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.
- Thứ ba, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng có thời hạn bảo hộ không xác định thì điểm giống nhau giữa ba loại trên là ở hiệu lực của văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật SHTT “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.”
- Thứ tư, về căn cứ xác định xâm phạm đối với nhãn hiệu: dấu hiệu xâm phạm đối với nhãn hiệu được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP gồm 4 yếu tố bất kể đó là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là: đối tượng đang được bảo hộ, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
- Thứ năm, về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Luật SHTT năm 2005 quy định nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng áp dụng cho cả ba nhãn hiệu trên.
Điểm khác biệt giữa các loại nhãn hiệu:
Chức năng:
Bản chất của nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có khả năng phân biệt. Do đó nhãn hiệu thông thường hay nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận đều có điểm giống nhau là khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, ba loại nhãn hiệu trên cũng có những điểm khác nhau đáng kể về chức năng. Cụ thể:
- Nhãn hiệu thông thường có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Chức năng của nhãn hiệu tập thể là khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác không phải là thành viên.
- Nhãn hiệu chứng nhận có chức năng là chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ.
- Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký:
- Đối với nhãn hiệu thông thường, khoản 1 Điều 87 quy định chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu do mình sản xuất và cung cấp.
- Tại khoản 3 Điều 87 Luật SHTT năm 2005 quy định chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký đối với nhãn hiệu tập thể là các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.
- Trong khi đó chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký đối với nhãn hiệu chứng nhận được quy định tại khoản 4 Điều 87 là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
- Chủ sở hữu:
Từ quy định về nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có thể thấy sự khác nhau giữa ba nhãn hiệu này còn được biểu hiện thông qua chủ sở hữu nhãn hiệu
Trong khi chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường pháp luật không quy định chặt chẽ bao gồm các cá nhân, tổ chức được cấp văn bằng bảo hộ thì ngược lại củ sở hữu của nhãn hiệu tập thể là tổ chức được thành lập hợp pháp được cấp văn bằng bảo hộ như hợp tác xã, hiệp hội.
Chủ sở hữu của nhãn hiệu chứng nhận là tổ chức có chức năng kiểm soát chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ
Chủ thể có quyền sử dụng:
- Đối với nhãn hiệu thông thường, chủ thể có quyền sử dụng là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép.
- Nhãn hiệu tập thể là thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức đó.
- Ngược lại, nhãn hiệu chứng nhận lại có chủ thể có quyền sử dụng khá rộng bao gồm mọi chủ thể kinh doanh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu đặt ra và được chủ sở hữu cho phép.
Phạm vi bảo hộ:
Trong phạm vi bảo hộ, nhãn hiệu thông thường sẽ không được bảo hộ dấu hiệu mô tả nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có chung đặc điểm là được bảo hộ dấu hiệu mô tả, xuất xứ địa lý của hàng hóa, dịch vụ.
Thủ tục và hồ sơ đăng ký:
Đối với nhãn hiệu thông thường: 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận còn phải thỏa mãn yêu cầu về đơn đăng ký như sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Sự khác nhau của nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Nhãn hiệu tập thể với nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng trong mục đích khác nhau, mọi người cùng xem để phân biệt nhé:
– Mục đích sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác và độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ của mình mang nhãn hiệu
– Mục đích sử dụng nhãn hiệu tập thể để phân biệt hàng hóa của các thành viên trong tập thể sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không thuộc trong danh sách thành viên của tổ chức tập thể đó.
Nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể có những tính chất, chức năng khác nhau vì thế việc phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về 2 loại nhãn hiệu đặc trưng
Số đăng ký: 163490
Chủ sở hữu: Công ty cổ phần Truyền thông MAX (Media Max Joint Stock Company).
Chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá
Quyết định số 1347/1721/QĐ-SHTT ngày 19/7/2010.
Chỉ dẫn địa lý “Hậu Lộc” cho sản phẩm mắm tôm.
Quyết định số 1150/1721/QĐ-SHTT ngày 25/6/2010.
Chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm hồng không hạt.
Quyết định số 1721/QĐ-SHTT ngày 8/9/2010.
Chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng
Quyết định số 186/ QĐ-SHTT ngày 23/1/2017.
-Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác;
– Có khả năng tự phân biệt, ví dụ như không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước, không trùng với huy hiệu, tên viết tắt, tổ chức chính trị, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc Việt Nam hoặc nước ngoài… (quy định tại điều 73 và 74. 2 luật SHTT).
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng