Từ tối 26/10 trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 1 phút; ghi lại cảnh nam thanh niên có hành vi nổ súng thị uy. Hình ảnh đoạn clip cho thấy thanh niên không đeo khẩu trang; ngồi sau xe gắn máy của một thanh niên khác. Người này cầm súng ngắn, liên tục có những tiếng chửi thề tục tĩu. Vậy, Sử dụng súng rồi quay video có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
Nội dung tư vấn
Súng ngắn có bị cấm sử dụng không?
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. (Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 ).
Cũng theo Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định; vũ khí quân dụng bao gồm:
“Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: …
Vũ khí hạng nhẹ: …
Vũ khí hạng nặng: …”
Về hành vi sử dụng súng: theo khoản 2, Điều 5 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12; của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.“
Như vậy, hành vi sử dụng súng ngắn là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi sử dụng súng rồi quay video có thể bị cấu thành tội phạm không?
Hành vi sử dụng súng rồi quay video có thể bị cấu thành tội phạm; khi đáp ứng những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể
Chủ thể của hành vi này không phải là chủ thể đặc biệt; chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự; thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Thứ hai, Về mặt khách thể:
Có hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Thứ ba, Về mặt chủ quan:
Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý
Thứ tư, Về mặt khách quan:
Hành vi khách quan gồm một trong các hành vi sau:
+ Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
+ Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
+ Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
+ Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
+ Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
+ Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
Hành vi này không nhất thiết phải gây ra hậu quả nhất định. Khi đáp ứng các điều kiện trên thì, hành vi sử dụng súng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sử dụng súng rồi quay video có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?
Xử phạt hành chính sử dụng súng rồi quay video
Về xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định số :167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
“Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;”
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 304, Bộ Luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự:
“Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1.Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm...”
Theo đó, đối với các loại vũ khí quân dụng, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thì khung hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân. Các mức hình phạt khác tùy thuộc vào tính chất phạm tội của từng loại tội phạm đã được quy định cụ thể như trên.
Giải quyết tình huống
Từ tối 26/10 trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh nam thanh niên có hành vi nổ súng thị uy. Người này cầm súng ngắn, liên tục có những tiếng chửi thề tục tĩu.
Trong đoạn clip, nam thanh niên tự xưng tên của mình là T. . Thanh niên lái xe gắn máy nói trong clip là có CSGT phía trước, thanh niên ngồi sau vẫn tiếp tục chửi bới, thách thức.
Theo điều tra, T. có mâu thuẫn với N.P.M.C ( hiện đang chấp hành án phạt tù) và có lời lẽ thách thức qua mạng xã hội với nhóm bạn của C.
Một người bạn của C.; là N.T.L (, SN 1998, ngụ tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) có lời thách thức và hẹn nhau giải quyết tại khu vực giáp ranh phường 13 và phường 14, quận 8.
Rạng sáng 25/10, T. cùng bạn đến điểm hẹn nhưng không gặp nhóm của L.. Do không thấy nhóm đối thủ xuất hiện, nhóm của T. đi tìm và phát livestream trên mạng xã hội, có vụ nổ súng, chửi bới thị uy.
Như vậy, do hành vi của đối tượng là sử dụng súng ngắn là vũ khí quân dụng; bên cạnh đó còn thách thức quay video; do đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 BLHS 2015. Mức phạt đối với hành vi này là từ 01 năm đến 07 năm tù giam. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Sử dụng súng rồi quay video có bị xử phạt tù theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 11 điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
Theo khoản 1, điều 306 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ như sau:
“ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.“