Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường bị xử lý như thế nào theo quy định?
Chiều 8/9, tại cuộc họp của Sở Chỉ huy công tác phòng chống COVID-19 của TP Hà Nội; Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết; đã phát hiện trường hợp đã làm giả mã QR Code trên giấy đi đường mới. Vậy, Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường bị xử lý như thế nào theo quy định? Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường bị truy cứu hình sự hay không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Mã QR là gì?
Mã QR là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được. QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng; có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện; mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…
QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị; như máy đọc mã vạch hoặc smartphone có camera với ứng dụng cho phép quét mã; vô cùng tiện lợi cho người dùng.
Cùng là mã vạch nhưng QR Code lại là phiên bản cải tiến của mã vạch truyền thống. Mã vạch truyền thống là một dãy các vạch được xếp liền kề nhau; chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số, trong khi đó; thì mã QR có khả năng chứa tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.
Mã QR có tác dụng như thế nào trong phòng chống dịch bệnh hiện nay?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc tạo lập và thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua việc quét mã QR code bằng một trong các phần mềm, ứng dụng Ncovi, Bluezone là biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, hiện nay QR code còn được cấp trên các giấy đi đường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, người tham gia giao thông khi đi qua các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sẽ xuất trình các loại giấy tờ có liên quan như giấy đi đường, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, đồng thời nhân viên y tế tại đây sẽ quét mã QR Code thay cho việc khai báo y tế tại chỗ.
Các thao tác này tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch.
Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường bị xử lý như thế nào theo quy định?
Hành vi dùng mã QR giả trên giấy đi đường là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
- Về xử phạt hành chính, đây là hành vi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ. Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Trường hợp, người sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường mà dẫn đến làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người”.
Ngoài ra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi làm giả, sử dụng mã QR giả mạo còn có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 – 100 triệu hoặc bị phạt tù lên tới 07 năm.
Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường tại Hà Nội
Chiều 8/9, tại cuộc họp của Sở Chỉ huy công tác phòng chống COVID-19 của TP Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đã phát hiện trường hợp đã làm giả mã QR Code trên giấy đi đường mới.
Giấy đi đường bao gồm mã QR Code và dấu đỏ của Công an phường. Việc làm giả con dấu rất khó khăn, trong quá trình kiểm tra, lực lượng tại các chốt đã phát hiện ra ngay, và vẫn kiểm soát được việc này.
Như vậy, đối với hành vi chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Còn đối với hành vi đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” , hành vi của người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu hoặc bị phạt tù lên tới 07 năm. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường bị xử lý như thế nào theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Quy trình cấp giấy đi đường có mã QR theo quy định như thế nào?
- Ký giấy đi đường sai quy định có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ hướng dẫn công văn số 6445/CAHN-VTTHCY. Có 4 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường cụ thể như sau:
–Nhóm do thủ trưởng cơ quan cấp
–Nhóm đối tượng Doanh nghiệp/Tổ chức do Phòng Cảnh sát giao thông cấp
–Nhóm đối tượng do Công an xã, phường thị trấn cấp giấy đi đường
–Nhóm đối tượng do UBND xã, phường, thị trấn cấp cấp giấy đi đường
Có nhiều chủ thể khi ra đường không cần giấy đi đường. Tiêu biểu như: người đi tiêm vacxin, lực lượng y tế, người đi xét nghiệm, các cá nhân trở phương tiện chở oxy, thuốc men, nhân viên vệ sinh môi trường,…
Ký giấy đi đường sai quy định là hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”; vi phạm tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ, mức phạt 5.000.000-10.000.00 VNĐ.