Hiện nay, nhiều người do không đáp ứng đủ các điều kiện, giấy tờ pháp lý để nhận con nuôi; đã hành vi làm giả, sửa chữa các giấy tờ để qua mắt cơ quan nhà nước. Thậm chí, làm giả giấy tờ nhận con nuôi để trục lợi, vi phạm pháp luật về dân số;… gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận nuôi. Vậy sử dụng giấy tờ giả để nhận con nuôi bị xử lý thế nào? Trong nội dung bài viết này; phòng tư vấn Luật hôn nhân của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Giấy tờ giả là gì?
Có thể hiểu, giấy tờ giả tức là những giấy tờ không được cấp theo đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp. Giấy tờ giả được làm ra với bề ngoài giống như thật; bằng mắt thường khó có thể phân biệt được. Giấy tờ giả cũng có thể được thực hiện thông qua việc làm giả về quá trình; về thẩm quyền cấp, nơi cấp. “Giấy tờ giả” cũng có thể thể hiện ở trường hợp giấy tờ có chữ ký, có con dấu và mẫu giấy thật; nhưng tên của người trong tài liệu và thông tin trên tài liệu là giả; hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện; không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.
Các giấy tờ thường bị làm giả như giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi ở, làm việc; tình trạng kết hôn, giấy đăng ký sở hữu tài sản,… Sử dụng giấy tờ giả không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin; gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận loại giấy tờ này từ người sử dụng giấy tờ giả; mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho người có thông tin bị đưa ra để làm giấy tờ giả. Và trước hết, việc sử dụng giấy tờ giả còn là hành vi vi phạm pháp luật; ảnh hưởng đến trật tự quản lý xã hội, là cơ sở tạo ra điều kiện phạm tội của các trường hợp khác.
Nhận con nuôi cần những giấy tờ gì?
Khi thực hiện nhận con nuôi, người nhận nuôi cần đáp ứng đủ các điều kiện nhận con nuôi theo quy định của pháp luật; và chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin nhận con nuôi;
+ Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình; tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
+ Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…
Đối với người được nhận nuôi, cũng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ các giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
+ Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…
Sử dụng giấy tờ giả để nhận con nuôi bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định như sau:
Điều 13. Các hành vi bị cấm
2, Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
Theo quy định trên, hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục nhận con nuôi là hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm. Tuy nhiên trên thực tế; do không đáp ứng đủ các điều kiện, giấy tờ pháp lý để nhận con nuôi; một số đối tượng có hành vi làm giả, sửa chữa các giấy tờ để qua mắt cơ quan nhà nước. Thậm chí, làm giả giấy tờ nhận con nuôi để trục lợi; vi phạm pháp luật về dân số;…. gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận nuôi.
Cụ thể, căn cứ điểm a và điểm d khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP;
Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
1, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
… d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Như vậy, hành vi làm giả các giấy tờ để nhận con nuôi; bằng các hành vi như tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi; kê khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Vừa mới ly hôn có được kết hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.