Xin chào Luật sư. Tôi là Hoàng, là một người hành nghề tự do, kinh doanh buôn bán nhỏ. Tôi rất thích nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật. Tôi lên đây mong muốn được Luật sư giải đáp thắc mắc của mình: Hiện nay, tôi thấy có rất nhiều người vì lợi ích cá nhân mà sử dụng bằng giả để kinh doanh và lấy tiếng. Thậm chí, trên mạng còn có bài hướng dẫn các cách công chứng bằng giả khó phát hiện và phát sinh dịch vụ cung cấp làm bằng giả. Thưa Luật sư, đối với vấn đề trên thì nếu sử dụng bằng giả đi công chứng sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong được Luật sư hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Sử dụng bằng giả đi công chứng bị xử phạt thế nào?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Bằng giả là gì? Hiểu như thế nào về hành vi sử dụng bằng giả?
Bằng giả là những hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó.
Được sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực và khía cạnh, đặc biệt là khi chủ thể không muốn thực hiện hoạt động nào đó mà cần đến giấy chứng nhận thì sẽ làm bằng giả để lấy kết quả công nhận việc mình đã thực hiện hoạt động đó.
Hành vi sử dụng bằng giả là việc một cá nhân thuê một cơ quan, tổ chức làm giấy tờ, bằng giả để thực hiện việc cấp bằng, giấy chứng nhận cho mình.
Sử dụng bằng giả là một hành vi vi phạm pháp luật và được quy định tại Nghị định số 138/2013/NĐ-CP và Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu.
Sử dụng bằng giả đi công chứng bị xử phạt thế nào?
Bị xử lý kỷ luật
Theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật như sau:
Đối với cán bộ: Cán bộ bị Tòa án phạt tù (vì hành vi sử dụng bằng giả) mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
Đối với công chức, viên chức: Công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức Buộc thôi việc.
Riêng đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).
Xử phạt vi phạm hành chính
Quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bản, chứng chỉ. Trong đó, người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng.
Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa, mức phạt từ 02 triệu đồng – 08 triệu đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp việc mua bán văn bằng, chứng chỉ đủ yếu tố cấu thành Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sư 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo đó, mức phạt đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng… thì mức phạt cao nhất là 07 năm tù.
Ngoài việc bị xử lý với hình phạt chính như trên, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các yếu tố cấu thành tội phạm làm giả con dấu, giấy tờ?
Chủ thể có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức ,tài liệu hoặc sử dụng con dấu, giấy tờ giả, tài liệu thực hiện vào những hành động trái với quy định của pháp luật.
Chủ thể phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội 2 lần trở lên, có hành vi làm giả các loại tài liêu, giấy tờ để thu lợi bất chính gây nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm.
Khi chủ thể làm giả từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ không đúng với quy định pháp luật và làm giả, thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
Tùy theo tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi để áp dụng các khung hình phạt; có thể là phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
Phát hiện bằng giả như thế nào?
Kiểm tra số hiệu bằng cấp
Đây là cách xác minh chính xác và tuyệt đối 100%, thường thì tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp đều có lưu giữ các số hiệu văn bằng của mình thông qua mã số được lưu trữ trên hệ thống website nhà trường.
Mỗi người chỉ có 1 số hiệu văn bằng khác nhau không ai giống ai vì thế cách kiểm tra bằng thật hay giả nhanh nhất là truy cập vào website trường mình đang học và nhập số hiệu vào kiểm tra coi ngày tháng năm sinh, năm cấp bằng… có khớp với dữ liệu hay không.
Mọi người muốn kiểm tra bằng đại học trường Phạm Văn Đồng, quý khách chỉ cần truy cập vào website trường http://quanly.pdu.edu.vn/VanBang.aspx sau đó nhập số bằng mà bạn muốn kiểm tra, chỉ mất 2 phút là mọi người có thể xác định được bằng thật hay giả.
Nếu quý khách muốn tra cứu văn bằng đại học sư phạm tphcm thì cũng làm như cách phía trên là truy cập vào trang web của trường http://www.hcmup.edu.vn/ sau đó tìm đến phần văn bản số hiệu và tra cứu.
Xác minh tại trường
Thường khi bạn tốt nghiệp một khóa hoặc chuyên ngành gì thì tại trường sẽ lưu lại tất cả hồ sơ cũng như văn bằng gốc của bạn, cho nên việc muốn kiểm tra tấm bằng tốt nghiệp của mình thật hay giả mọi người có thể lên trường và xác minh.
Khi lên trường mọi người nên mang theo tấm bằng của mình, tại đây các thầy cô sẽ đối chiếu hồ sơ thật so với tấm bằng trên tay để phân biệt thật hay giả.
Máy soi bằng giả
Đây là cách phổ biến nhất mà các nơi hay sử dụng, tuy nhiên đâu phải nơi nào cũng trang bị những dòng máy đắt tiền như này để kiểm tra ngoại trừ các trường học hoặc các cơ quan có thẩm quyền về cấp bằng.
Nếu soi bằng cấp bằng máy soi bằng thì 100% là có thể nhận biết được.
Kiểm tra chữ ký
Đây là cách nhận biết bằng thật hay giả theo cách thủ công mà mọi người hay truyền tai nhau. Tuy nhiên với công nghệ tinh vi thì việc phát hiện bằng chữ ký là khá khó trong những năm gần đây.
Cách kiểm tra bằng chữ ký, thường thì 1 tấm bằng giả có chữ ký không sắc nét và thường bị tô đậm nhìn khá thô so với bằng cấp thật. Nếu phát minh bằng cách này mọi người nên lấy bằng thật để so sánh.
Có thể bạn quan tâm
- Sổ hộ chiếu bắt đầu bằng chữ C là gì?
- Mua bằng giả có bị phạt không theo quy định mới?
- Sử dụng bằng giả để đi học xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sử dụng bằng giả đi công chứng bị xử phạt thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về đơn xác nhận độc thân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể có hành vi mua hoặc sử dụng bằng giả sẽ thuộc về những hành vi mà pháp luật cấm và có thể để áp dụng xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy thuộc vào tính chất và mục đích của việc mua và sử dụng bằng giả, nhưng đã có hành vi mua thì vẫn sẽ bị coi là phạm tội được quy định tại Điều 342 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu, con dấu của các cơ quan, tổ chức.
Như vậy, khi một chủ thể chỉ mua bằng giả nhưng không sử dụng thì vẫn bị coi là phạm tội và Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến mục tiêu và tính chất của hành vi để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Sử dụng bằng giả có thể bị phạt hành chính tính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng khi mua bán chứng chỉ giả đối với các lĩnh vực giáo dục.
Có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tùy theo mức độ sử dụng bằng giả và tính chất nguy hiểm cho xã hội để áp dụng các quy định pháp luật phù hợp với những hành vi của chủ thể gây ra.
Người phạm tội có thể bị xử lý hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, công tác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy thuộc vào mục đích phạm tội của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp.
Trường hợp này không xử lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.