Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Nam (24 tuổi, trú ở xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, Hải Phòng). Để điều tra vụ cướp ngân hàng Vietcombank ở đường Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng. Theo lời khai của nam thanh niên này. Sau khi cướp 3 tỷ đồng của ngân hàng, anh ta đã về đưa cho bạn gái một khoản tiền 50 triệu, thay quần áo rồi tiếp tục bỏ trốn. Vậy số tiền nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng đưa cho bạn gái sẽ được xử lý ra sao?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bạn gái nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng nhận một khoản tiền từ người yêu
Vụ việc đối tượng cướp ngân hàng ở Hải Phòng sau đó lên Hà Nội mua xe phân khối lớn gây xôn xao dư luận. Theo đó, ngày 9/1. Lãnh đạo phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng và Công an tỉnh Thái Nguyên. Bắt giữ Nguyễn Văn Nam (trú Cát Hải, TP Hải Phòng), nghi phạm vụ cướp ngân hàng ở quận Cát Hải.
Về số tiền cướp được, Nam đã đưa 1 khoản tiền cho bạn gái Trần Thị Thu T., SN 2000, trú tại Hải Phòng và chôn giấu một khoản tiền tại gốc đào ở nhà. Quá trình tẩu thoát, đối tượng đã dùng tiền cướp được lên Hà Nội mua 1 xe phân khối lớn với giá 700 triệu đồng, sau đó di chuyển lên TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc rồi tiếp tục lên Thái Nguyên và bị bắt.
Đến thời điểm hiện tại công an TP Hải Phòng cũng làm thủ tục triệu tập bạn gái của nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng để tiến hành điều tra rõ hơn về vụ việc và số tiền bị cướp.
Tiêu thụ đồ do phạm tội mà có nhưng không biết có phạm tội không?
Trường hợp cô bạn gái biết rõ số tiền mình nhận từ người yêu là do vụ cướp ngân hàng mà có thì sẽ bị xử lý hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người phạm tôi sẽ bị xử lý theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 323 BLHS 2015 quy định “biết rõ là do người khác phạm tội mà có”. Như vậy, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có.
Trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là một giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu trường hợp cô đã lỡ tiêu một khoản thì cơ quan công an chắc chắn sẽ yêu cầu sẽ phải truy xuất dòng tiền đó để thu hồi bằng cách này hay cách khác.
Tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có bị xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính
Mức phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản do vi phạm pháp luật mà có được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có thì bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15);
- Cầm cố tài sản do trộm cắp do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 11).
Xử lý hình sự
Tiêu thụ tài sản do người phạm tôi sẽ bị xử lý theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015.
Việc quyết định áp dụng hình phạt sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản trộm cắp tiêu thụ. Ngoài ra việc quyết định hình phạt tù; còn phải phụ thuộc vào quá trình điều tra; và nhiều yếu tố khác như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người tiêu thụ tài sản trộm cắp có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Khi tài sản, vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên; hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung. Là phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng; hoặc tịch thu một phần; hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Số tiền nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng đưa cho bạn gái. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Là hành vi được thực hiện sau khi tội phạm đã kết thúc;
– Người có hành vi che giấu và người được che giấu không có sự hứa hẹn hoặc sự thỏa thuận trước;
– Luôn được thực hiện dưới hình thức “hành động phạm tội”;
– Lỗi của người che giấu hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
– Che giấu có nghĩa là hành vi thực hiện sau khi người này phạm tội; bằng cách xóa dấu vết, tang vật, cản trở điều tra.
– Không tố giác là hành vi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị. đang được thực hiện. Nhưng không tố giác.
Những người thực hiện hành vi che giấu; hay không tố giác hoàn toàn. Có thể phải chịu trách nhiệm hình sự