Hiện nay, có nhiều người không phân biệt được hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Nhiều người cho rằng hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là một, tuy nhiên, đây là hai tổ chức kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn so sánh hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã để phân biệt chúng một cách dễ dàng.
Định nghĩa hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
Liên hiệp hợp tác xã là gì?
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các hợp tác xã thành viên. Liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc của hợp tác xã và có tư cách pháp nhân.
Đặc điểm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Đối với hợp tác xã:
- Là một tổ chức kinh tế, đồng sở hữu.
- Có tư cách pháp nhân.
- Do ít nhất 7 cá nhân thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
- Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
Đối với hợp tác xã liên hiệp:
- Là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu.
- Có tư cách pháp nhân.
- Do ít nhất 4 hợp tác xã thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
- Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các hợp tác xã thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
Thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Thành viên hợp tác xã (xã viên)
Là cá nhân hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam (hợp tác xã tạo việc làm chỉ được cá nhân tham gia).
Thành viên liên hiệp hợp tác xã (HTX thành viên)
- Là các hợp tác xã thành viên có nhu cầu hợp tác và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
- Cá nhân, tổ chức có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã, hợp tác xã có thể đăng ký trở thành thành viên trong nhiều liên hiệp hợp tác xã;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được kết nạp rộng rãi (không giới hạn số lượng) thành viên, hợp tác xã thành viên;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tự nguyện thành lập tổ chức đại diện (liên minh hợp tác xã) nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền và trách nhiệm tài sản
Được quản lý và sử dụng theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định khác (đặc biệt, phần tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp HTX do chính phủ quy định nếu giải thể, phá sản);
Thành viên, hợp tác xã thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn.
Căn cứ xác định doanh thu, phân phối lợi nhuận
Thu nhập, lợi nhuận được phân chia ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và trích lập các quỹ theo quy định:
- Phân chia theo công sức lao động đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ;
- Theo vốn góp
Quy định về góp vốn điều lệ của thành viên
Đối với HTX
- Xã viên hợp tác xã góp vốn theo thỏa thuận và điều lệ quy định;
- Không được trên 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
Liên hiệp HTX
- Hợp tác xã thành viên góp vốn theo thỏa thuận và quy định của điều lệ;
- Không được trên 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
Cơ chế, phương pháp hay quyền quản lý của thành viên
Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác: Thành viên vừa có tư cách nhà đầu tư góp vốn đồng thời là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong tổ chức có quyền và nghĩa vụ bình đẳng không phụ thuộc vào vốn góp khi biểu quyết hoặc quyết định hoạt động phát triển.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã: Là chủ tịch hội đồng quản trị do đại hội thành viên bầu ra.
Bản chất hay mục đích thành lập
- Mục đích thành lập hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nhằm giúp đỡ, giáo dục đào tạo và phát triển bền vững cộng đồng thành viên hơn là sinh lợi.
- Ngược lại, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được thành lập nhằm mục đích sinh lợi là chính.
Nguồn tiêu thụ, đối tượng phục vụ
Ngoài nguồn tiêu thụ chính (đối tượng phục vụ) là khách hàng trên thị trường như doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có nguồn tiêu thụ chính thứ 2 là các thành viên trong tổ chức.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn kiện đòi nợ mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn xin xác nhận nguồn gốc đất mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề So sánh hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, giấy phép bay flycam; mã số thuế cá nhân tra cứu, công ty tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật hiện hành, sau 5 ngày làm việc từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhân được hồ sơ sẽ tiến hành trả kết quả. Theo đó, sau 5 ngày có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Căn cứ Điều 18 Luật Hợp tác xã 2012 quy định trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật này và điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.