Xin chào Luật sư. Tôi là Dương, tôi có một số câu hỏi như sau. Luật sư cho tôi hỏi tôi có một số vấn đề cần giải đáp về Thuế nhưng không biết phải liên hệ để hỏi rõ các vấn đề đó với ai. Nên Luật sư có thể cung cấp cho tôi số điện thoại giải đáp thắc mắc về thuế năm 2022 không ạ? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được câu trả lời.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc của bạn thì hãy tham bảo bài viết dưới đây nhé!
Thuế là gì? Đặc điểm của thuế?
Thuế là một khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước, nguồn thu này từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó, nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của chủ thể thuộc đối tượng phải đóng thuế do pháp luật quy định.
Đặc điểm của thuế:
+ Thuế là một khoản của chủ thể thu nhập bắt buộc phải nộp vào khoản ngân sách nhà nước.
+ Thuế là khoản tiền cần thiết để thực hiện tiến hành duy trì tính quyền lực của chính trị và các chức năng, thi hành nhiệm vụ của nhà nước.
+ Nguồn đóng vào thuế có thể tăng hoặc giảm theo quy định pháp luật phụ thuộc vào nền kinh tế như GDP, thu nhập, lãi suất, chỉ số của giá tiêu dùng, chỉ số của giá sản xuất,…
+ Thuế là khoản được hoàn trả không trực tiếp mà khoản thuế này sẽ được điều chỉnh phân bổ vào các công trình dựng như cầu đường, trường học,… ngoài ra cả các vấn đề xã hội.
+ Thuế là một khoản thu không mang tính đối giá, bởi chủ thể nào đáp ứng đủ các điều kiện thuộc quy định pháp luật quy định phải đóng thuế đều phải nộp thuế.
Phân loại thuế
Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau mà người ta phân thuế ra thành nhiều loại để có thể dễ dàng quản lý.
Phân loại theo hình thức thu gồm:
+ Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. VD: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất.
+ Thuế gián thu: Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. VD: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Phân loại theo tính chất hành chính gồm:
+ Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách trung ương
+ Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.
Phân loại thuế theo tính chất kinh tế gồm có:
+ Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào doanh nghiệp
+ Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế có các loại gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuế đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
+ Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Ví dụ thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…
Số điện thoại giải đáp thắc mắc về thuế năm 2022
Khi chủ thể có nhu cầu giải đáp thắc mắc về thuế thì liên hệ qua số điện thoại của Tổng Cục thuế – Bộ tài chính. Thông tin chi tiết về Tổng Cục thuế – Bộ tài chính như sau:
Thuế Việt Nam – Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính – Số giấy phép: 207/GP-BC ngày 14/05/2004 do Cục Báo chí – Bộ VHTT cấp.
Địa chỉ: 123 Lò Đúc, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: (024) 39712555
Fax: (024) 39712286
Website: http://www.gdt.gov.vn
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính như sau:
1. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:
a) Vụ Chính sách;
b) Vụ Pháp chế;
c) Vụ Dự toán thu thuế;
d) Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế;
đ) Vụ Kê khai và Kế toán thuế;
e) Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
g) Cục Thanh tra – Kiểm tra thuế;
h) Cục Thuế doanh nghiệp lớn;
i) Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân;
k) Vụ Hợp tác Quốc tế;
l) Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng;
m) Vụ Tổ chức cán bộ;
n) Vụ Tài vụ – Quản trị;
o) Văn phòng;
p) Cục Công nghệ Thông tin;
q) Trường Nghiệp vụ Thuế;
r) Tạp chí Thuế.
Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm p khoản này là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại điểm q và r khoản này là đơn vị sự nghiệp.
Việc thành lập phòng thuộc Văn phòng và phòng thuộc cục thuộc Tổng cục Thuế phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như sau:
a) Đối với các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:
– Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
– Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
– Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam 2022?
- Xi măng có được giảm thuế GTGT không?
- Sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Số điện thoại giải đáp thắc mắc về thuế năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian tiếp nhận thông tin:
Từ 08h00-12h00 và từ 13h00-17h00 các ngày làm việc theo quy định.
Tăng khoản tiền vào ngân sách của nhà nước, từ đó khoản ngân sách nãy sẽ giải quyết các vấn đề để đảm bảo các phúc lợi về xã hội cho các đối tượng theo chính sách của nhà nước. Đồng thời, các dự án hạ tầng công cộng được phát triển tiến hành thực hiện xây dựng, phục vụ nhu cầu cần thiết nhất cho cuộc sống người dân.
Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay.
Việc đóng thuế còn giúp tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội của người dân.
Việc nộp thuế khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.
Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.