Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đồng và hưởng bảo hiểm xã hội, làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Vậy sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần
Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH hướng dẫn về cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Thứ nhất: Cấp sổ BHXH lần đầu
“ 1. Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.”
Thứ hai: Cấp lại sổ bảo hiểm
“ 2. Cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp như sau:
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Số sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần
Hiện nay pháp luật hiện nay quy định mỗi cá nhân chỉ có 01 sổ bảo hiểm tương ứng với 01 số BHXH. Pháp luật không quy định số lần cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia.
Tuy nhiên, pháp luật có quy định về cấp sổ bảo hiểm xã hội mới và cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, những người có hai sổ bảo hiểm thì phải tiến hành gộp sổ. Quy định mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội làm cho công tác quản lý hiệu quả hơn cũng như tạo sự thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm.
Số lần được cấp bảo hiểm xã hội là 1 lần để theo dõi đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định một người chỉ có một sổ bảo hiểm duy nhất. Tuy nhiên, do nhiều lần thay đổi công việc mà không ít người lao động vẫn có từ 02 sổ BHXH trở lên. Song, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên làm thủ tục gộp sổ.
Điều 27 Quyết định 595 quy định về thủ tục gộp sổ BHXH thực hiện như sau:
Về hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS: Đối với người lao động);
Sổ BHXH (Tất cả các sổ mà người lao động có);
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS: Đối với doanh nghiệp).
Về trình tự thực hiện như sau:
Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH nơi tham gia bảo hiểm.
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định hoặc không quá 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.
Chủ thể giữ sổ bảo hiểm xã hội?
Theo quy định trước đây sử dụng lao động là người có trách nhiệm giữ sổ BHXH cho nhân viên của mình.
Tuy nhiên, kể từ ngày ngày 01/01/2016 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thì người lao động là người có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH của mình
Quy định mới này một phần người lao động cảm thấy phấn khởi khi họ được giữ sổ của mình, nhưng cũng có nhiều người lại lo lắng vì việc tự giữ sổ có thể làm mất hoặc hư hỏng.
Tuy nhiên, cũng theo quy định của Luật này, dù người lao động tự giữ sổ nhưng cơ quan bảo hiểm vẫn lưu chứng từ điện tử trên hệ thống quản lý. Do đó, nếu người lao động làm mất; hỏng sổ vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại và không ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Làm sao để biết mã hồ sơ thai sản hiện nay?
- Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động
- Hướng dẫn về thời gian nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, tra mã số thuế cá nhân, công ty tạm ngừng kinh doanh,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Số lần được cấp bảo hiểm xã hội là 1 lần để theo dõi đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Ra nước ngoài để định cư;
Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.