Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về chế độ bảo hiểm thai sản, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là vợ tôi hiện nay đang mang thai, dự kiến sinh là tháng 7 tới đây, từ khi nghỉ việc đến nay là vợ tôi không tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội gần 10 năm nay, tôi thắc mắc khi lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con có được hưởng chế độ thai sản không? Trong trường hợp vợ tôi sinh thường không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Và tôi có được hưởng chế độ thai sản trợ cấp một lần khi vợ sinh con không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản.
Sinh thường không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền năm 2023?
Hiện nay trước 2 tháng tính từ thời điểm dự sinh, hai vợ chồng nên thống nhất với nhau bệnh viện sẽ sinh để có thể dự trù được kinh phí. Thông thường, chi phí cho mỗi ca sinh nở cũng khác nhau giữa sinh thường và sinh mổ. Cụ thể:
- Sinh thường: 3-5 triệu đồng.
- Sinh mổ: 5-10 triệu đồng.
Với những mẹ bầu sinh mổ thì chi phí sẽ bao gồm phí mổ và phụ phí khác, có thể kể đến như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm hay thuốc… Ngoài ra, phí sinh đẻ của mỗi người còn phụ thuộc vào việc vào bệnh viện mà bạn đăng ký. Tóm lại, khi sinh, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị số tiền ít nhất là khoảng 10 triệu đồng.
Nếu mẹ bầu có sức khỏe bình thường và thai nhi khỏe mạnh thì nên sinh thường và nằm phòng thường. Lúc này, tổng chi phí cho 1 ca sinh (Chưa tính bảo hiểm) chỉ khoảng 2-3 triệu đồng thôi. Trong trường hợp mẹ bầu có sổ bảo hiểm thì tiền viện phí sẽ được giảm trừ đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, bảo hiểm y tế không áp dụng cho loại hình sinh dịch vụ tại bất cứ bệnh viện nào.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần trả thêm chi phí nằm viện. Nếu là sinh thường, bạn sẽ phải ở lại viện khoảng 2-3 ngày, còn nếu sinh mổ thì thời gian này là 5-7 ngày.
Chi phí nằm viện cũng tùy thuộc vào việc mẹ bầu lựa chọn phòng thường hay phòng dịch vụ. Cụ thể:
- Phòng thường: 100-200 nghìn đồng/giường/ngày.
- Phòng dịch vụ (2-3 người 1 phòng): 300-500 nghìn đồng/giường.ngày
- Phòng VIP (1 người 1 phòng): 700-1 triệu đồng/giường/ngày.
Vợ không tham gia bảo hiểm xã hội chồng tham gia bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản trợ cấp một lần sau khi sinh con không?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
[…]
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
d) Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
[…]”
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn khi vợ sinh con mà không tham gia đóng bảo hiểm xã hội chỉ có chồng đóng bảo hiểm xã hội thì chồng phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con để đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
Mức hưởng chế độ thai sản trợ cấp một lần khi sinh con đối với chồng quy định ra sao?
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Như vậy, trường hợp sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Sinh thường không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền năm 2023?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ tư vấn pháp lý về ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Phương thức và mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
- Mua bảo hiểm y tế cho người tạm trú như thế nào?
- Cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện online năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.