Căn cứ vào quy định của pháp luật; và sự khuyến khích của nhà nước đối với cặp vợ chồng sinh con thứ ba thì nhà nước không khuyến khích sinh thêm con thứ ba vì chính sách kế hoạch hóa gia đình. Nhiều hệ quả pháp lý khi cặp vợ chồng sinh đứa con thứ 3. Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Sinh con thứ 3 có được hưởng BHXH không? “ qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Sinh con thứ 3 có được hưởng bhxh?
Thai sản là quyền lợi rất được quan tâm của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc người lao động sinh con thứ ba; thứ tư đi ngược lại chính sách dân số của Nhà nước. Do đó rất nhiều trường hợp sinh con thứ ba; hay thứ tư có chung một câu hỏi rằng: Sinh con thứ 3 có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Đối với trường hợp lao động nữ; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Các trường hợp khác chỉ cần tham gia Bảo Hiểm xã hội cũng được hưởng quyền lợi.
Căn cứ vào những quy định trên, người lao động sinh con thứ ba, thứ tư hay thứ năm… chỉ cần đáp ứng yêu cầu về đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định nêu trê; thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.
Sinh con thứ 3 có được hưởng bhxh không?
Căn cứ quy định tại Điều 38 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng của lao động nữ sinh con như sau:
– Trợ cấp một lần khi sinh con:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động; nhận nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở; tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 39 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi; cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
– Ngoài ra, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chauw thành lập Công đoàn Cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 02 con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Hiện nay, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Căn cứ vào quy định trên, mức trợ cấp của lao động nam được tính bằng 100% mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam chia cho 24 ngày nhân với số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Sinh con thứ 3 có được hưởng BHXH không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, kế toán giải thể công ty…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào những quy định của Luật BHXH 2014 trên, người lao động sinh con thứ ba, thứ tư hay thứ năm… chỉ cần đáp ứng yêu cầu về đóng Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định nêu trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.
Căn cứ vào quy định trên, mức trợ cấp của lao động nam được tính bằng 100% mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam chia cho 24 ngày nhân với số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.