Chào luật sư. Hiện tại tôi là công chức. Tôi đã kết hôn. Tuy nhiên, do có quan hệ tình cảm với một người phụ nữ nên tôi để có con ngoài giá thú. Tôi đang băn khoăn không biết xử lý như thế nào? Sinh con ngoài giá thú có bị kỷ luật không? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Sinh con ngoài giá thú có bị kỷ luật không?
Xử phạt hình sự với công chức có con ngoài giá thú!
Căn cứ vào định nghĩa trên, thì việc có con ngoài giá thú với công chức cũng sẽ được chia thành hai trường hợp.
Thứ nhất, Hai bên nam nữ có con khi chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn (cả 2 đều độc thân)
Việc phát sinh quan hệ tình cảm và có con trong trường hợp này pháp luật không cấm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con kể cả trong trường hợp hai bên không đăng ký kết hôn. Hay nói đơn giản hơn, không phát sinh quan hệ hôn nhân, nhưng quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái vẫn phải được đảm bảo.
Bởi vậy, trong trường hợp này, không có một hình thức xử phạt nào ngoại trừ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với con được quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình.
Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Thứ hai, hai bên có tình cảm phát sinh và có con với nhau. Tuy nhiên 1 trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn.
Đối với chủ thể đặc biệt như công chức nhà nước, việc xử lý, truy cứu trách nhiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố bởi tính chất đặc thù. Cụ thể có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự tùy theo tính chất đặc điểm hành vi.
Sinh con ngoài giá thú bị xử lý như thế nào?
Xử lý kỷ luật:
Nếu quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị đang công tác có quy định về việc công chức vi phạm quy định về nhân phẩm.
Xử lý hành chính:
Xử lý hành chính chỉ đặt ra nếu có sự xuất hiện hành vi chung sống như vợ chồng khi đang trong tình trạng hôn nhân hoặc đang độc thân nhưng sống chung với người đã có gia đình. Cụ thể Điều 48, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP:
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
1. b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Như vậy, mức xử phạt cao nhất cho hành vi này lên đến 3.000.000đ
Xử lý hình sự:
Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra nếu xuất hiện hành vi chung sống như vợ chồng khi đang trong tình trạng hôn nhân hoặc đang độc thân nhưng sống chung với người đã có gia đình dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát,… Cụ thể tại Điều 182 Luật hình sự 2015:
Điều 182: Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
1. a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
1. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
2. a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
2. b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Khi đó, công chức sẽ bị phạt từ cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Như vậy, công chức có con ngoài giá thú chỉ bị xử phạt nếu phát sinh quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác.
Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?
Căn cứ vào quy định của Điều 35, Điều 36 Luật hộ tịch năm 2014 thì để đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em khi sinh ra, con trong giá thú và con ngoài giá thú đều bình đẳng về việc được đăng ký khai sinh mà không có bất kỳ sự phân biệt nào cả, cụ thể thủ tục đăng ký khai sinh được quy định chung như sau:
– Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha. Tuy nhiên, đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha ghi trong sổ đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Uỷ ban nhân dân cấp xã kết hợp việc nhận con và đăng ký khai sinh.
– Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi đứa trẻ sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, Giấy chứng sinh được thay thế bằng Giấy xác nhận của người làm chứng, nếu không có người làm chứng thì người làm giấy khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trường hợp cha mẹ có đăng ký kết hôn thì xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành
- Mẫu tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2021
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sinh con ngoài giá thú có bị kỷ luật không?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xin xác nhận độc thân; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, người nào là Đảng viên mà có con ngoài giá thú, vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì ngoài việc bị khai trừ ra khỏi Đảng; bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng thì còn bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ.
Trường hợp đã xác định cha con, trong trường hợp có quyết định của tòa án, công nhận quan hệ cha con theo quy định tại Điều 107, Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình:
Người cha có trách nhiệm phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên; con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Có những trường hợp vì không được trực tiếp chăm sóc con; nên cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con đã lạm dụng việc thăm nom để cản trở; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Lúc này, người nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người cản trở.
Bên cạnh đó, nếu bên không nuôi con có đủ năng lực tài chính; nhưng cố tình trốn tránh nghĩa vụ ; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; với mức xử lý là: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.